Thái Lan thử nghiệm phương pháp tiêm mới giúp tiết kiệm vaccine COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thái Lan bắt đầu thử nghiệm tiêm vaccine COVID-19 theo phương pháp mới giúp tiết kiệm vaccine.

 Thái Lan thử nghiệm phương pháp tiêm dưới da đối với mũi tiêm tăng cường vaccine COVID-19. Ảnh: AFP
Thái Lan thử nghiệm phương pháp tiêm dưới da đối với mũi tiêm tăng cường vaccine COVID-19. Ảnh: AFP


Reuters đưa tin, các quan chức y tế Thái Lan ngày 20.9 cho biết, các bác sĩ nước này được phép bắt đầu tiêm vaccine COVID-19 liều tăng cường bằng phương pháp tiêm dưới da, thay vì tiêm bắp. Phương pháp này được cơ quan y tế Thái Lan tìm ra hồi tháng 8.

Bộ trưởng Bộ Y tế Anutin Charnvirakul cho rằng các chuyên gia y tế có thể lựa chọn sử dụng phương pháp tiêm dưới da, vì nó đã được chứng minh là  có hiệu quả.

Theo thông tin từ Giám đốc Bệnh viện Vachira ở Phuket, Chalermpong Sukonthaphon, bệnh viện của ông đã được bật đèn xanh để sử dụng kỹ thuật tiêm mới từ ngày 17.9, vì các thử nghiệm cho thấy nó cũng kích hoạt phản ứng miễn dịch tương tự như phương pháp thông thường nhưng một liều vaccine lại có thể sử dụng được cho 5 lần tiêm dưới da. Như vậy, nếu làm theo cách này, với cùng một lượng vaccine, Thái Lan có thể tiêm chủng cho số lượng người gấp từ 4 đến 5 lần.

Cộng đồng cư dân ở Phuket nằm trong số những người đầu tiên được tiêm chủng ở Thái Lan - một điều kiện tiên quyết để hòn đảo này mở cửa trở lại cho khách du lịch nước ngoài đã tiêm phòng COVID-19 vào tháng 7.2021.

Bắt đầu từ tháng 4, người dân Phuket đã được tiêm 2 liều vaccine COVID-19 của Sinovac. Đối với loại vaccine này, một số quốc gia đã áp dụng mũi tiêm nhắc lại để tăng cường khả năng bảo vệ trước biến thể Delta.

Thái Lan đã chuyển hướng sang cách tiếp cận độc đáo hơn do nước này gặp vấn đề hạn chế nguồn cung vaccine, mặc dù có triển khai sản xuất vaccine AstraZeneca trong nước.

Cho đến nay, chỉ có 21% trong khoảng 72 triệu dân số sinh sống ở Thái Lan được tiêm chủng đầy đủ.

Các nhà chức trách Thái Lan đã quyết định tiêm chủng mũi đầu tiên bằng vaccine COVID-19 của Sinovac, mũi sau sử dụng vaccine của AstraZeneca. Kỹ thuật này chưa từng được áp dụng ở nơi nào khác trên thế giới.

Thái Lan đã báo cáo hơn 1,4 triệu ca nhiễm và 15.000 ca tử vong, phần lớn trong số này được ghi nhận kể từ tháng 4.2021.

 

https://laodong.vn/the-gioi/thai-lan-thu-nghiem-phuong-phap-tiem-moi-giup-tiet-kiem-vaccine-covid-19-955975.ldo

Theo BẢO CHÂU (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).