Năm nay, bước qua tháng Chạp tiết trời mới se lạnh. Cái lạnh dễ chịu, có chút hanh khô khiến tôi nhớ da diết những cái Tết hơn chục năm về trước - thuở còn độc thân.
Tết Nguyên đán là ngày lễ truyền thống lớn nhất, lâu đời nhất của dân tộc Việt Nam. Đây là dịp đoàn viên của những người con xa quê, là cơ hội để gia đình sum họp, người thân, bạn bè gặp mặt, cùng chúc nhau những điều tốt đẹp trong năm mới. Tuy nhiên, trong khi nhiều người háo hức, mong đợi được đón Tết, thì cũng có không ít người “sợ Tết”. Làm thế nào để đón một cái Tết đầm ấm, văn minh, vừa thích ứng với thời đại mới, vừa giữ được nét đẹp truyền thống là vấn đề được đặt ra khi năm mới đang đến gần.
Dưới triều Nguyễn, Tết Nguyên đán được coi là một trong những lễ tiết lớn nhất trong năm. Sau ngày 25 tháng chạp đến mùng 7 tháng giêng là thời gian vui tết trong hoàng cung.
(GLO)- Những ngày cuối năm có thể chậm rãi với người này nhưng lại vội vã với người kia. Bởi có người muốn nấn ná với kỷ niệm Tết xưa, có người lại mong đợi điều gì đó tươi sáng hơn ở phía trước. Tôi biết “người già cần ký ức như người trẻ cần tương lai“. Dẫu thế, ai trong chúng ta cũng cần mùa xuân để nhớ nhung và hy vọng, để tha thiết sống.
Đông tàn, hoa vạn thọ vàng cũng rộn ràng khoe sắc. Một mùa xuân mới nữa lại về! Và cư dân Miền Tây lại bắt đầu làm bánh, mứt đón Tết. Cứ thế, qua bao thăng trầm của thời gian, nghề làm bánh phồng nếp “nhà quê“ của bà con đến nay còn gìn giữ như hằng nét hương vị ngày Tết phương Nam.
Ngoảnh nhìn cái Bính Thân 2016 vừa qua và cả nhiều cái Tết trước đó, hẳn chúng ta nhận ra không ít điều đã thay đổi cùng sự biến chuyển của dòng chảy thời gian. Nhiều điều cũ dần mất đi, nhiều điều mới lại đến. Tết chưa bao giờ hết ý nghĩa, chỉ có cách chúng ta đón nhận Tết là đã khác đi nhiều, đặc biệt là đối với trẻ em.