TÀN PHÁ THIÊN NHIÊN VÀ CÁI GIÁ PHẢI TRẢ: Mất rừng nguyên sinh, thiên tai khó lường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, khai thác quá mức lâm sản là nguyên nhân chính khiến rừng tự nhiên của Việt Nam bị suy giảm diện tích trong nhiều thập kỷ qua, từ đó gây ra hệ lụy thiên tai nghiêm trọng
Theo nhận định của các chuyên gia, có hai nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm diện tích rừng là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đặc biệt là tình trạng khai thác lâm sản quá mức, nhất là khu vực Tây Nguyên và vùng duyên hải miền Trung.
Mỗi năm mất hàng ngàn hecta rừng
Tổng diện tích rừng cả nước được ghi nhận vào năm 1945 là 14,3 triệu ha, độ che phủ của rừng chiếm 43% diện tích đất tự nhiên. 30 năm chiến tranh (1945-1975) là giai đoạn rừng Việt Nam bị thu hẹp lại khá nhanh. Sau chiến tranh, diện tích rừng chỉ còn lại khoảng 9,5 triệu ha, chiếm 29% diện tích đất tự nhiên.
 
Nhiều cánh rừng tự nhiên ở tỉnh Quảng Nam bị lâm tặc tàn phá Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Nhiều cánh rừng tự nhiên ở tỉnh Quảng Nam bị lâm tặc tàn phá Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Đến năm 1995, rừng tự nhiên đã bị lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng và khai thác quá mức, nên diện tích chỉ còn 8,25 triệu ha. Theo kết quả của Viện Điều tra và Quy hoạch rừng (1995), trong thời gian 20 năm từ năm 1975-1995, diện tích rừng tự nhiên giảm 2,8 triệu ha, độ che phủ rừng khoảng 28,2% diện tích đất tự nhiên. Cuối năm 1999, theo số liệu thống kê, độ che phủ rừng toàn quốc nâng lên là 33,2%.
Đặc biệt nghiêm trọng ở một số vùng như Tây Nguyên giai đoạn 1975-1995 mất 440.000 ha rừng, vùng Đông Nam Bộ mất 308.000 ha, vùng Bắc Khu IV cũ mất 243.000 ha, vùng Bắc Bộ mất 242.500 ha.
Vụ phá rừng Tánh Linh (Bình Thuận) năm 1997 gây chấn động cả nước, là một bằng chứng về sự yếu kém trong quản lý tài nguyên rừng, nạn tham nhũng và thoái hóa đạo đức của một số cán bộ địa phương khi cấu kết với lâm tặc phá một diện tích rừng rất lớn, mà phải sau một thời gian dài mới bị trừng trị.
 
Nhiều cánh rừng tự nhiên ở tỉnh Quảng Nam bị lâm tặc tàn phá Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Nhiều cánh rừng tự nhiên ở tỉnh Quảng Nam bị lâm tặc tàn phá Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Hay năm 2003, vụ phá rừng lớn trái phép tại Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh (Gia Lai) và Lâm trường Măng Đen (Kon Tum) do giám đốc Lâm trường Măng Đen, giám đốc Lâm trường Tân Lập cầm đầu. Tại hiện trường, cơ quan điều tra đã phát hiện hơn 2.400 m3 gỗ. Hàng loạt lãnh đạo lâm trường, giám đốc doanh nghiệp kinh doanh lâm sản đã bị khởi tố, truy tố, xét xử. Đây được coi là vụ án phá rừng lớn nhất Tây Nguyên thời điểm đó.
Những khu rừng rỗng ruột
Trong khi việc phá rừng làm thủy điện còn gây nhiều tranh cãi thì một thực tế vẫn diễn ra từ năm này sang năm khác là tình trạng lấn chiếm đất rừng, phá rừng tự nhiên. Phải thừa nhận rằng nhiều năm qua, chính quyền các cấp ở nhiều địa phương đã có rất nhiều nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ rừng nhưng tình hình này không được cải thiện, đến mức Thủ tướng Chính phủ phải ra lệnh đóng cửa rừng.
Bằng chứng là ở tỉnh Quảng Nam, nơi có mật độ che phủ rừng thuộc hàng lớn nhất nước; nhiều khu rừng hàng trăm năm tuổi với nhiều cây gỗ quý, nhiều loài động thực vật quý hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt. Dù vậy, công tác quản lý, bảo vệ rừng vẫn chưa hiệu quả khi nạn chặt hạ rừng tự nhiên vẫn diễn ra. Nhiều cánh rừng ở các huyện miền núi cao tại tỉnh này nhìn bên ngoài xanh tốt nhưng bên trong "rỗng ruột" khi hầu hết những cây gỗ quý đã bị lâm tặc chặt hạ.
 
Nhiều cánh rừng tự nhiên ở tỉnh Quảng Nam bị lâm tặc tàn phá Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Nhiều cánh rừng tự nhiên ở tỉnh Quảng Nam bị lâm tặc tàn phá Ảnh: TRẦN THƯỜNG
Huyện Bắc Trà My gần đây được xem là "điểm nóng" ở tỉnh Quảng Nam với hàng loạt vụ phá rừng. Phần lớn các vụ việc khi báo chí phản ánh và quần chúng báo tin thì lực lượng chức năng mới vào cuộc điều tra xác minh, mặc dù xảy ra tại khu vực thuộc rừng tự nhiên, quy hoạch chức năng rừng phòng hộ, nằm trong lâm phận của Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Trà My, đang thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Tình trạng phá rừng ở huyện Bắc Trà My cũng từng để lại hậu quả đau lòng. Trong đợt mưa lũ do ảnh hưởng của cơn bão số 12 năm 2017, tại huyện Bắc Trà My xảy ra hàng loạt vụ sạt lở đất khiến ít nhất 12 người chết. Hai năm qua, Quảng Nam nắng hạn nhiều, ít mưa lũ. Riêng trong năm 2020, chỉ mới xảy ra 2 đợt mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 5 và bão số 6 nhưng hàng loạt địa phương miền núi tỉnh Quảng Nam phải "kêu cứu" vì tình trạng sạt lở xảy ra khắp nơi gây tổn thất nặng nề về cơ sở hạ tầng, giao thông...
Tại Tây Nguyên, năm 2019, theo kết quả công bố hiện trạng rừng năm 2019, tổng diện tích có rừng của các tỉnh là gần 2,6 triệu ha, chiếm 17,5% diện tích có rừng cả nước. Tỉ lệ che phủ rừng toàn khu vực Tây Nguyên đạt hơn 45,9%.
 
Trong năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020, các tỉnh Tây Nguyên đã phát hiện 4.863 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, tịch thu 9.898 m3 gỗ các loại.
Trong năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020, các tỉnh Tây Nguyên đã phát hiện 4.863 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, tịch thu 9.898 m3 gỗ các loại.
"Khu vực Tây Nguyên vẫn là trọng điểm phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái pháp luật" - ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cho biết.
Rừng nguyên sinh nhiệt đới cây nhiều tầng, thảm thực vật phong phú có tác dụng giữ đất và điều tiết nước mưa. Khi rừng nguyên sinh này bị tàn phá, diện tích rừng ngày càng thu hẹp thì hệ quả thiên tai mà con người phải gánh chịu là khó lường! 
Vẫn còn những điểm nóng
Từ năm 2016-2018, tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm rõ rệt so với giai đoạn 2011-2015. Số vụ vi phạm xảy ra 52.995 vụ, bình quân 17.665 vụ/năm. Diện tích rừng bị thiệt hại giai đoạn 2011-2015 là 13.239 ha, trung bình 2.700 ha/năm. Trong 3 năm 2016-2018, diện tích rừng bị thiệt hại là 7.283 ha, trung bình 2.430 ha/năm.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá giai đoạn này vẫn còn những điểm nóng về phá rừng, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái phép và chống người thi hành công vụ. Sự vào cuộc của chính quyền một số địa phương còn thiếu quyết liệt, nhất là tại một số vùng trọng điểm phá rừng như: Điện Biên, Bắc Kạn, Quảng Nam... và các tỉnh Tây Nguyên.
(Còn nữa)
TRẦN THƯỜNG - VĂN DUẨN (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.