Tan mộng tỷ phú USD, Bầu Đức mơ người trồng chuối hàng đầu châu Á

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Giấc mơ tỷ USD của Bầu Đức dường như đã đi tới hồi kết, cú xoay chuyển từ địa bàn 0 độ sang một thị trường sôi động có lẽ đã không thành. Ông chủ HAGL đang hướng tới đích mới: tập đoàn hàng đầu châu Á vào 2025.
Hai lần duyên nợ bất động sản
Đầu năm 2013, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai - HAGL (HAG) của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) dồn dập đưa hàng ngàn tấn máy móc, trang thiết bị xây dựng chuyên dụng từ Việt Nam sang Thành phố Yangon để phục vụ dự án phức hợp 300 triệu USD tại Myanmar.
Đó là một bước tiến lớn của doanh nghiệp Việt trong bối cảnh thị trường bất động sản trong nước bất động, “lạnh 0 độ C”, vật liệu xây dựng trong nước không tiêu thụ được, doanh nghiệp tồn kho rất lớn.
Quyết định xuất ngoại của Bầu Đức diễn ra trong bối cảnh HAGL đã có những bước đi từ bỏ mảng bất động sản trong nước. Khi đó, ông Đoàn Nguyên Đức thôi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị HAGL Land, một dấu mốc đánh dấu sự rút lui khỏi bất động sản sau nhiều lần chia sẻ ý định muốn tập trung cho các ngành nghề khác mà nhất là trồng cao su.
Trong năm 2012, Bầu Đức đã nhiều lần “đại hạ giá” căn hộ để đẩy hàng tồn kho, thoát dần khỏi gánh nặng bất động sản.
Tuy nhiên, giấc mơ hái tỷ USD “khi thị trường địa ốc Myanmar nóng lên” của Bầu Đức dường như cũng đang đi tới hồi kết khi mà báo cáo tài chính hợp nhất năm 2018 đã không còn ghi nhận nguồn thu từ dự án Hoàng Anh Myanmar từ quý 4/2018.
HAGL Land - công ty sở hữu và phát triển dự án bất động sản vị trí đắc địa tại Yangon đã không còn là công ty con của HAGL của Bầu Đức từ tháng 9/2018. HAGL Land chỉ còn là công ty liên kết sau khi công ty này tăng vốn dẫn đến sở hữu của HAGL tại đây giảm xuống dưới 50%. HAGL không còn nắm quyền kiểm soát HAGL Land cũng như với dự án HAGL Myanmar. 
Bầu Đức hướng tới việc xây dựng một đế chế nông nghiệp Việt tầm cỡ khu vực.
Bầu Đức hướng tới việc xây dựng một đế chế nông nghiệp Việt tầm cỡ khu vực.
Phía Thaco sẽ nắm quyền kiểm soát HAGL Land để tiếp tục đầu tư vào giai đoạn 2 của dự án Hoàng Anh Myanmar Center.
Trên thực tế, doanh thu bất động sản của HAGL có đó góp rất ít vào doanh thu chung của tập đoàn này từ nhiều năm nay. Trong năm 2018, doanh thu bất động sản đầu tư của HAGL chỉ đạt vài chục tỷ, chiếm khoảng 1% tỷ trọng tổng doanh thu. Đây là là khoản thu từ một số căn hộ còn lại của tập đoàn. Trong 2 năm trước đó, doanh thu từ bất động sản đầu tư cũng rất khiêm tốn, chỉ chiếm 1-3% tổng doanh thu.
Đây là một diễn biến đảo ngược với thập kỷ hoàng kim của ông Đoàn Nguyên Đức từ năm 2002-2012, khoảng thời gian mà Bầu Đức 2 năm liên 2008 và 2009 là người giàu nhất trên sàn chứng khoán với khối tài sản quy ra tiền tương ứng là hơn 6,1 ngàn tỷ và hơn 11,4 ngàn tỷ đồng.
Trong khoảng thời gian này, bất động sản là ngành chủ lực của HAGL. Tuy nhiên, cú xì hơi của thị trường bất động sản những năm 2011-2012 đã dẫn đến việc Bầu Đức quyết định tái cấu trúc, đẩy mạnh đầu tư vào ngành nông nghiệp, lấy mảng cây ăn trái làm chủ lực, thay vì BĐS, thủy điện.
Dồn sức cho giấc mộng tỷ USD mới
Như vậy nếu không có gì thay đổi, khả năng HAGL sẽ thoái vốn khỏi Hoàng Anh Myanmar là điều khó đảo ngược. Quá trình này sẽ được đẩy nhanh hơn bởi HAG vẫn đang ở trong tình trạng chịu áp lực về thanh khoản. Dòng tiền không đủ để bù đắp cho những khoản lãi vay và nợ gốc khổng lồ mà tập đoàn này đang gánh chịu.
Đây cũng là một diễn biến dễ hiểu khi mà Thaco của tỷ phú USD Trần Bá Dương đang bơm tiền vào để vực dậy đế chế nông nghiệp mà ông Đoàn Nguyên Đức đã xây dựng trong nhiều năm qua.
Theo một thỏa thuận được 2 bên ký kết hồi tháng 8/2018, Thaco và nhóm cổ đông sẽ sở hữu 35% tổng số cổ phần của HAGL Agrico (doanh nghiệp quản lý mảng nông nghiệp của HAGL). Thaco cũng sẽ sở hữu 65% Công ty HAGL Myanmar. 
Tâm sự của Bầu Đức với cổ đông.
Tâm sự của Bầu Đức với cổ đông.
Trong thời gian gần đây, HAGL của Bầu Đức đã bớt khó khăn, doanh thu từ trái cây, đặc biệt là từ quả chuối tăng mạnh. Nhưng về tổng thể HAGL vẫn chưa thoát ra khỏi thời kỳ khó khăn, nợ nần kéo dài. Tài sản riêng của Bầu Đức vẫn phải đem đi bảo lãnh.
Trong báo cáo gần nhất, kiểm toán tiếp tục nhấn mạnh sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Tập đoàn HAGL.
Một trong những điểm còn gây lo ngại trong báo cáo chính là khoản phải thu ngắn và dài hạn khổng lồ đối với nhóm An Phú, gồm tổng cộng 15 công ty với số tiền nợ lên tới gần 7,6 ngàn tỷ đồng. Kiểm toán vẫn tiếp tục đưa ra ý kiến ngoại trừ đối với các khoản nợ này.
Cũng tại ngày lập BCTC hợp nhất, khoản phải thu của HAGL đối với nhóm An Phú như nêu trên đã được bảo lãnh bởi tài sản riêng của Chủ tịch HĐQT - ông Đoàn Nguyên Đức và tài sản của một số công ty, cá nhân liên quan khác.
Trong nhiều năm qua, tầm nhìn dài hạn và tham vọng lớn mang đến cho ông Đoàn Nguyên Đức nhiều kỳ tích nhưng đây cũng là điểm huyệt nguy hiểm khiến đại gia phố núi lao đao, nợ nần và chìm nghỉm trước ngã rẻ thay đổi số phận.
Việc “kết hôn” với Thaco được xem là một giải pháp giúp 2 bên cùng có lợi, và Việt Nam có thể có 1 tập đoàn nông nghiệp thực sự. Giấc mơ trở thành ông trùm nông nghiệp, thống trị Đông Nam Á của Bầu Đức vẫn có thể trở thành hiện thực, cho dù quyền lực có bị chia sẻ với Thaco của ông Trần Bá Dương.
Trong báo cáo thường niên vừa được công bố, Hoàng Anh Gia Lai xác định 2019 là năm bản lề quan trọng để HAGL đi vào giai đoạn 2020 - 2025, phát triển bền vững, làm đòn bẩy đưa HAGL trở thành Tập đoàn nông nghiệp hàng đầu Châu Á vào năm 2025.
Cũng theo Bầu Đức, nhờ vào thành quả của ngành cây ăn trái đã đầu tư từ năm 2016, HAGL đã duy trì ổn định mức doanh thu, tạo ra một phần nguồn thanh khoản để trang trải chi phí hoạt động và đầu tư mở rộng diện tích cây ăn trái.
Trong năm 2018, ngành cây ăn trái đã mang lại nguồn doanh thu khả quan với mức 2.897 tỷ đồng, đóng góp 53,8% trong tổng doanh thu của Tập đoàn. Đến cuối năm 2018, tổng diện tích cây ăn trái đã trồng được là 18.675 ha với các sản phẩm chủ lực là chuối, thanh long, xoài, mít, bưởi da xanh, và hơn 10 loại cây ăn trái khác. Với diện tích cây ăn trái này, dự kiến sẽ mang lại nguồn doanh thu chủ lực cho năm 2019. 
H. Tú (VIE)

Có thể bạn quan tâm

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

HAGL Agrico thua lỗ 14 quý liên tiếp

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai đạt 141 tỷ đồng doanh thu thuần trong quý III năm nay, thấp hơn cùng kỳ 12%; lỗ ròng 182 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ 199 tỷ đồng. Như vậy, quý III năm nay là quý thua lỗ thứ 14 liên tiếp của doanh nghiệp này.

Hoàng Anh Gia Lai hiện ra sao?

Hoàng Anh Gia Lai hiện ra sao?

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm nay đạt 851 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai cho rằng đã có chuyển biến tích cực và phần nào khắc phục được nguyên nhân chứng khoán bị đưa vào diện cảnh báo.

Hiệu quả từ những sáng kiến “made in Thủy điện Ialy”

Hiệu quả từ những sáng kiến “made in Thủy điện Ialy”

(GLO)- Bên cạnh hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, thời gian qua, cán bộ, nhân viên Công ty Thủy điện Ialy còn đề xuất hàng chục giải pháp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Những sáng kiến “made in Thủy điện Ialy” đã góp phần đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.