Tác dụng phụ siêu hiếm gặp ở người tiêm vắc xin AstraZeneca

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Hãng tin Reuters mới đây đưa tin Cơ quan Quản lý Dược phẩm châu Âu (EMA) đã bổ sung hội chứng Guillain-Barré (GBS) vào danh sách các tác dụng phụ hiếm gặp có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin Covid-19 Oxford/AstraZeneca (ảnh).

Ảnh: Ngọc Thắng
Ảnh: Ngọc Thắng
Theo đó, thông tin từ EMA cho biết GBS là một hội chứng rối loạn thần kinh hiếm gặp, trong đó hệ miễn dịch tự tấn công vào các dây thần kinh của cơ thể, dẫn đến yếu, đau hoặc tê cơ và dẫn tới tê liệt trong một vài trường hợp nghiêm trọng.
Cơ quan này cũng cho hay tần suất gặp phải GBS là “vô cùng hiếm” (khoảng 833 trường hợp được ghi nhận trong số 592 triệu liều AstraZeneca được tiêm trên toàn cầu, tính đến ngày 31.7) và nhấn mạnh lợi ích của việc tiêm chủng vẫn lớn hơn rất nhiều lần tác dụng phụ có thể xảy ra.
Hồi tháng 7, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng đã bổ sung cảnh báo về nguy cơ gặp phải hội chứng GBS sau khi tiêm chủng vắc xin Covid-19 Johnson & Johnson (J&J/Janssen), đồng thời nhấn mạnh tình trạng này là “rất hiếm gặp”.
Trước những thông tin này, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca hoặc J&J cần được chăm sóc y tế ngay nếu gặp phải các triệu chứng của GBS như: suy yếu, cảm giác ngứa ran, đi lại khó khăn, khó cử động các cơ trên mặt, ngực, mắt... Hầu hết những trường hợp GBS được phát hiện và điều trị kịp thời đều hồi phục hoàn toàn.
Theo Trà Linh (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.