Tạ ơn mẹ lúa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Canh tác nương rẫy là phương thức sản xuất lâu đời và kinh tế nương rẫy đóng vị trí hàng đầu của các tộc người vùng Trường Sơn-Tây Nguyên. Lúa là cây lương thực chính duy trì cuộc sống của dân làng. Người làm ra hạt lúa chính là người phụ nữ, người mẹ. Nhiều tộc người quan niệm hồn lúa, thần lúa là người mẹ, là nữ thần mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho gia đình và buôn làng. Bởi vậy, nghi lễ quan trọng nhất là lễ ăn cơm mới để tạ ơn mẹ lúa.
Các tộc người vùng Trường Sơn-Tây Nguyên rất tin vào thần lúa, mẹ lúa. Họ quan niệm rằng, mẹ lúa là phúc thần luôn gần gũi với gia đình, buôn làng. Khi mẹ lúa ở lại với gia đình mình thì sẽ luôn được mùa, ăn đủ năm. Lúa dư thừa có thể đổi trâu bò, tài sản, vật dụng trong gia đình. Nếu vi phạm các điều kiêng cữ, mẹ lúa sẽ bay về trời, làm rẫy lúa xấu, mất mùa, đói kém. Từ đó, đồng bào có những điều kiêng cữ để cầu mong thần lúa phù hộ.
Việc canh tác lúa rẫy phụ thuộc vào thiên nhiên. Nhiều gia đình làm rẫy to, tỉa mất 4-5 gùi lúa giống, nhưng khi thu hoạch chỉ được vài chục gùi hoặc chỉ vài gùi. Năm bị mất mùa, thiếu ăn, dân làng phải đào củ mài để cầm cự qua ngày. Lúc đó, 1 con trâu bò chỉ đổi được từ 10 đến 15 gùi lúa, con trâu đực to mới được 20 gùi. Nhưng không phải ai cũng có nhiều lúa để mà đổi nên nhiều người đành phải chịu sống qua ngày với củ mài, trái giẻ, đọt măng.
Đồng bào M’Nông ở Nam Tây Nguyên có nhiều nghi lễ cúng mẹ lúa và thực hành nhiều điều kiêng cữ liên quan đến hồn lúa, nhất là lúc thu hoạch. Khi gùi lúa từ rẫy về nhà, họ phải hết sức cẩn thận, xem lại dây quai có chắc không. Nếu đang đi mà bị đứt dây gùi làm đổ lúa trên đường thì thần lúa sẽ hoảng sợ bay đi, không còn ở với gia đình mình nữa. Mang lúa qua cầu, lội qua suối càng phải cẩn thận, không để đứt dây gùi hoặc vấp ngã làm lúa đổ xuống nước, xuống bùn, làm thần lúa bị chết đuối. Chiếc gùi đựng lúa, cái nia phơi lúa khi lấy xuống, treo lên sàn, lên vách phải nhẹ nhàng, không làm rơi khiến thần lúa đang ở trong gùi, trong nia sợ hãi bỏ đi. Chiếc cối, cái chày giã gạo cất vào, lấy ra nhẹ nhàng. Muốn rửa cối phải nghiêng từ từ mà đổ nước bên trong ra, không được để ngã cối, ngã chày.
Cô gái Cơ Tu nâng niu những bông lúa đến mùa thu hoạch. Ảnh: Tấn Vịnh
Cô gái Cơ Tu nâng niu những bông lúa đến mùa thu hoạch. Ảnh: Tấn Vịnh
Khi chòi rẫy bị cháy, dù chỉ bị cháy ít hạt lúa hoặc khi sấy lúa bất cẩn làm rơi hạt vào lửa, thần lúa sẽ quở phạt, làm cho gia đình bị ốm đau hoặc gặp rủi ro. Muốn cho thần lúa hết giận, trở về với gia đình thì phải cúng tạ lỗi. Trường hợp làm cho thần lúa sợ hãi bay đi thì chỉ cần cúng rượu, gà hoặc heo. Đến ngày lễ cúng lúa mừng lúa mới phải hiến sinh một con bò để gọi thần lúa trở về với gia đình. Trường hợp lỡ làm lúa bị rơi xuống suối, xuống bùn sình lầy, hạt lúa bị cháy phải cúng đủ lễ để bồi thường thiệt hại cho thần lúa. 
Mừng lúa mới là lễ nghi lớn nhất của đồng bào Pa Cô ở núi rừng Trường Sơn. Trong lễ hội này, đồng bào làm cây nêu rất kỳ công. Bông cây nêu tượng trưng cho bông lúa vàng chắc hạt, thể hiện sự tôn thờ của con người đối với mẹ lúa đã ban cho gia đình, buôn làng mùa màng bội thu. Đối với người Cơ Tu, mùa thu hoạch lúa là dịp để họ ăn mừng những hạt lúa mới, mừng một vụ mùa bội thu, gọi là lễ hội cha ha roo tamêê. Trước khi vào lễ, người phụ nữ lớn tuổi đeo gùi lên rẫy tuốt những bông lúa chín vàng đầu tiên đem về giã gạo nấu cơm. Những bông lúa trĩu hạt chín vàng được họ buộc thành từng chùm treo lên vách nhà. Lúc đó, họ lấy lúa trên nhà kho (crlăng) xuống để nấu xôi, làm bánh.
Tín ngưỡng thờ mẹ lúa là nét đặc trưng của các tộc người vùng Trường Sơn-Tây Nguyên. Niềm tin, tập tục và những thực hành kiêng cữ của đồng bào thể hiện quan niệm, ứng xử giàu tính nhân văn. Người mẹ lúa trong đời sống tâm linh của đồng bào các dân tộc nơi đây mang hình ảnh và rất gần gũi với người mẹ, người phụ nữ ngoài đời thực. Đôi vai người mẹ trĩu nặng lưng gùi như cây lúa oằn bông, tràn đầy nhựa sống. Mẹ lúa chính là người mẹ đảm đang, tảo tần chăm lo nương rẫy, đảm đang việc nhà, nuôi dưỡng, chăm sóc con cái, mang khát vọng ấm no, hạnh phúc cho mỗi gia đình và cộng đồng.
TẤN VỊNH

Có thể bạn quan tâm

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Bình Định trưng bày tài liệu lưu trữ 'Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc'

Hơn 1.500 tài liệu, tư liệu, hình ảnh tại cuộc trưng bày mang tên ‘‘Ký ức thanh xuân tập kết ra Bắc”, góp phần tái hiện một giai đoạn lịch sử đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, khi hàng vạn người con miền Nam rời quê hương, mang theo khát vọng thống nhất đất nước, lên đường ra Bắc.

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Cứu lấy di sản nhà dài Ê Đê

Trong nhịp đô thị hóa, nhà dài dần vắng bóng tại các buôn làng Ê Đê. Có ngôi nhà dài gần như nguyên bản, nhưng ông Y Jui Êban ở buôn Kmrơng Prông B (xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) đang lo có thể đổ sập bất kỳ lúc nào.

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc

Việc Việt Nam tổ chức thành công Đại lễ Phật đản Liên Hợp Quốc - Vesak 2025 một lần nữa khẳng định vai trò ngày càng lớn của Phật giáo Việt Nam trong đời sống tôn giáo quốc tế.

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

Ksor Mang nặng lòng với văn hóa Jrai

(GLO)- Nhiều năm qua, anh Ksor Mang (SN 1986, buôn Phu Ma Nher, xã Ia Rtô, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) có nhiều đóng góp trong việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Jrai, nhất là việc truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ.

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Xác lập 5 kỷ lục Phật giáo Việt Nam

Trong khuôn khổ lễ bế mạc Đại lễ Phật đản Liên Hiệp Quốc - Vesak 2025 diễn ra ngày 8/5, Tổ chức Kỷ lục Việt Nam ghi nhận cùng lúc 5 kỷ lục về Phật giáo. Các kỷ lục được trao tặng cho Ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

Lan tỏa tình yêu thổ cẩm

(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh

Nhà giáo Tạ Chí Tào tặng hiện vật quý cho Bảo tàng tỉnh Gia Lai

(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

Tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba

(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.