Ta Dóc giữa đại ngàn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ba chục năm nay, người Vân Kiều ở bản Vùng Kho, xã Đakrông của huyện rẻo cao Đakrông (Quảng Trị) gọi Hồ Ta Dóc là ông Bụt. Đơn giản, bởi giữa đại ngàn Trường Sơn, Ta Dóc đã làm không biết bao nhiêu việc giúp ích cho bản làng như tiên phong áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi nếp nghĩ cách làm cho đồng bào dân tộc; dựng nhà cửa cho người nghèo; hiến tặng hàng ngàn mét vuông đất ở các vị trí thuận lợi để mở trường học và các công trình dân sinh phúc lợi khác.

 

 



Tôi ngược Đường 9, cách cầu treo Đakrông quãng cây số, vào bản Vùng Kho. Nhà Ta Dóc ở đầu bản. Tôi đến, ông đang chơi đùa với lũ cháu lít nhít. Khách, chủ xếp bằng trong nếp nhà sàn. Câu chuyện bắt đầu từ mốc 1966… Lúc ấy nhiều nơi ở Đakrông bị bom đạn Mỹ cày xới ác liệt, cả gia đình Ta Dóc theo bà con ở đây sơ tán lên Khe Sanh định cư.

Năm 1972, bom đạn Mỹ rải thảm đang nằm im trong lòng đất dày đặc, việc phát triển sản xuất nông nghiệp luôn đối mặt với nguy cơ tai nạn chết chóc, nên cả nhà tiếp tục di cư lên ở bản Cốc, xã Hướng Linh cách Khe Sanh gần 40km. Rồi đất đai khô cằn, năm sau, cả gia đình Ta Dóc lại xuôi về vùng Cùa, huyện Cam Lộ lập nghiệp. Chiến tranh kết thúc 1 năm, cả nhà mới quyết định về lại quê bản Vùng Kho bây giờ. Ngày đầu về lại đây, hố bom hố đạn chằng chịt. 100 hộ dân trở về quê, chưa đầy nửa năm sau, số hộ bám trụ lại đây còn chưa tới con số 10.

Lúc đó Ta Dóc 20 tuổi, mới lập gia đình. Ta Dóc nghĩ, tha phương mãi thì không thể nào ổn định, ăn nên làm ra được nên quyết ở lại. Tháng đầu tiên Ta Dóc phát cây bụi, san lấp hố bom rồi dựng một ngôi nhà nhỏ bằng tre-nứa-lá ở chân một quả đồi, gần bên con suối nhỏ, ven Đường 9. Ta Dóc mở một con đường từ nhà nối với Đường 9. Xong lại mở một con đường khác nối từ nhà vào rừng để khai hoang đất làm nương rẫy. Vụ mùa đầu tiên, cái ăn chỉ đủ 6 tháng, 6 tháng còn lại phải vào rừng tìm đào củ mài về thay cơm. Cái ăn cứ thiếu thốn, chắp vá như thế qua 5 mùa rẫy.

Mùa thứ 6, thay vì đốt rừng để lấy đất trỉa ngô, trỉa lúa, Ta Dóc quyết định canh, làm tơi lại chỗ đất cũ, sau đó bón phân gia súc gia cầm. Vậy là năng suất gấp 4-5 lần so với trước. Cái ăn, cái mặc tạm ổn, Ta Dóc cùng với ba mẹ, vợ con tiếp tục phát quang cây cối, khai hoang mở rộng đất đai khu vực xung quanh nhà ở và vườn tược của mình. Lúc này, nhiều người thấy điều kiện sống ở quê cũ bắt đầu khá lên, nên quay trở lại với quyết tâm mưu sinh lâu dài. Ta Dóc liền chia hết phần đất đai gia đình mình đã khai hoang cho bà con đủ để họ làm nhà ở và vườn tược.

Ta Dóc cùng với bà con tiếp tục chinh phục, cải tạo đất đai đồi núi trọc và hố bom hố đạn chằng chịt ở đây thành những ruộng rẫy tốt tươi, quanh năm trỉa hạt lúa, hạt ngô và trồng những loại cây hoa màu khác cho năng suất cao. Bản Vùng Kho từ chỉ 1 hộ dân, giờ đã có 100 hộ dân sinh sống. Rồi chính quyền thành lập nên thôn với ban cán sự có đầy đủ các thành phần do dân chọn lựa. Ta Dóc được dân bản tín nhiệm làm trưởng thôn 13 năm liền.

Ta Dóc là người thành công trong trồng cây bời lời đỏ và sắn cao sản KM94, ông đem phân phát cây giống cho toàn bộ hộ dân trong bản, hướng dẫn bà con cùng làm theo mình. Nhờ đó, hộ nghèo ở Vùng Kho giai đoạn 2011-2016 giảm hẳn, từ 30% xuống còn 12%, và nay là 7%. Đó là một kỳ công, kỳ diệu! Cùng giai đoạn này, bản có 10 trường hợp tách hộ, 10 trường hợp khác về lại quê cũ ở đây định cư sinh sống.

Đặc điểm địa hình rừng núi rất khó khăn trong việc san ủi, san lấp mặt bằng để làm đất thổ cư, 20 hộ dân này dự định phải dựng nên những ngôi nhà nhỏ hẹp nằm bên các vách núi, hoặc sâu dưới các con khe, suối. Biết được ý định của bà con, Ta Dóc một lần nữa đem số đất bấy lâu khai hoang cải tạo được chia hết cho bà con làm nhà.

Hỏi về đời sống của những hộ dân mới tách hộ, định cư trong những năm trở lại đây ở bản Vùng Kho, già làng Hồ Văn Đinh phấn chấn: “Toàn bộ dãy nhà gần Đường 9 này đều là đất của Ta Dóc tặng bà con cả đấy! Kể cả ngôi nhà sàn với đất sân, vườn to rộng trước đây cũng vậy. Nó chia, tặng hết cho bà con rồi đến chỗ nhỏ hơn, cách Đường 9 xa hơn, lùi sâu vào gần bìa rừng để làm lại nhà cho vợ con ở”.


 

Ta Dóc hạnh phúc vui vầy với con cháu
Ta Dóc hạnh phúc vui vầy với con cháu



Vào các năm 2015 đến 2018, Ta Dóc còn hiến tặng gần 4 ngàn mét vuông đất ở những vị trí đẹp, thuận tiện cho việc đi lại để ngành giáo dục xây dựng các trường học, chính quyền địa phương xây dựng nhà văn hóa cộng đồng thôn.  “Bố rất vui cái bụng lúc một thôn bản được xây dựng 2 trường học mầm non, 1 trường tiểu học đều là đất đai do bố hiến tặng. Có trường có lớp, con cháu mình được học hành cái chữ đàng hoàng hơn, không như trước đây phải đi xa hàng cây số đường rừng núi hiểm trở mới đến được trường học”, Ta Dóc bảo.

Giờ tuổi đã cao, Ta Dóc giao mọi việc làm ăn cho con trai thứ Hồ Văn Nia. Nia bảo, hiện nhà em trồng gần 10ha rừng gồm bời lời đỏ, sao đen, lát hoa có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, gia đình còn trồng trọt chăn nuôi đa cây đa con rất hiệu quả. Cứ mỗi vụ thu hoạch em đều làm điều mà bố em bao năm nay đã làm là dành một phần thành quả có được để hỗ trợ cho người nghèo trong thôn; giúp đỡ, tạo điều kiện cho họ làm ăn vươn lên trong cuộc sống.


 


Chủ tịch UBND huyện Đakrông Lê Đắc Quỳ cho biết, Ta Dóc là người đầu tiên đưa giống cây bời lời đỏ về vùng đất này trồng thử nghiệm. Sau 3 năm cây lên xanh tốt, cho sản phẩm thu hoạch có giá trị kinh tế cao từ vỏ cây làm bột giấy. Năng động và sáng tạo trong làm ăn kinh tế, ông là tấm gương cũng là bà đỡ cho dân bản vươn lên thoát nghèo.

 Một ngôi trường mầm non ở bản Vùng Kho do Ta Dóc hiến tặng đất xây dựng
Một ngôi trường mầm non ở bản Vùng Kho do Ta Dóc hiến tặng đất xây dựng



Hữu Thành (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Tình yêu từ chiến hào: Bất tử Pò Hèn

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, rất nhiều người lính đã không chỉ cống hiến xương máu, bảo vệ từng tấc đất biên cương, mà còn coi nơi mình chiến đấu là quê hương thứ 2 để ươm mầm tình yêu, cho hạnh phúc hôm nay.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…