Sống trọ giữa Sài Gòn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ở trọ, tất nhiên là phải dài theo một kiếp sống trọ. Đó là khái niệm tạm bợ muôn đời không khác được, mà tôi đã trải ít nhất 5 năm giữa đất Sài Gòn, nên hiểu được ít nhiều cái “căn cốt” của nỗi vất vả gian lao ấy.

Nhà trọ 0 đồng của bà Phạm Thị Thủy Tiên tại khu phố 5, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức - Ảnh: Trần TiếnNhà trọ 0 đồng của bà Phạm Thị Thủy Tiên tại khu phố 5, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức - Ảnh: Trần Tiến
Nhà trọ 0 đồng của bà Phạm Thị Thủy Tiên tại khu phố 5, P.Hiệp Bình Phước, TP.Thủ Đức - Ảnh: Trần Tiến


“Không thể bình thường” như người ta!

Đó là điểm rất chung của những người thuê phòng ở trọ. Tất tần tật mọi thứ phải gọn nhẹ. Cuộc sống chỉ gói trong một chiếc ba lô là đủ, trừ phi cồng kềnh thêm một chút là cái bếp gas mi ni và vài thứ xoong nồi nho nhỏ, còn lại thứ gì cũng vứt đi ngay lập tức được, vì đến đâu cũng có thể đi xin, đi nhặt hoặc mua rẻ. Trong chiếc ba lô ấy, là vài bộ quần áo, chiếc chăn mỏng và đủ thứ linh tinh nhỏ bé cho sinh hoạt của một ngày. Khi cần, chất lên xe máy, là có thể vù từ nơi này sang nơi khác.

Vì sao phân biệt ra hai khái niệm: ở trọ và sống trọ? Vì có những người thu nhập nhỉnh hơn chút, họ có thể thuê nguyên căn nhà (hoặc căn hộ), có hợp đồng với gia chủ hẳn hoi, chí ít là một năm (hoặc hằng năm) để ở một mình, hoặc "share" (chia sẻ) lại với bạn bè, chia bớt tiền nhà với nhau. Trong những căn nhà thuê ấy, tiện nghi có khi chẳng khác với các gia đình có nhà ở phố thị, và ung dung ở trọ.

Còn khi sống trọ, nghĩa là họ “trọ” cả nơi ở, với những căn phòng nhếch nhác bèo nhèo, và “trọ” luôn cả kiếp sống ngày này sang tháng khác. Nghĩa của chữ trọ lúc này, toàn diện hơn và… cơ động hơn.

Trong 5 năm ở Sài Gòn từ năm 1996 đến năm 2.000, tôi trọ ở nhiều nơi, theo nghĩa thứ 2. Không thể nào bình thường như người ta, mà giống y chang những người hôm qua, hôm kia và những hôm trước nữa, đã “chạy dịch” khỏi Sài Gòn. Tôi cứ lăn tăn tự hỏi khi xem những hình ảnh ấy trên đường trở lại quê nhà của bao người, rồi tự trả lời một cách xác quyết: họ rời khỏi các phòng trọ ở Sài Gòn là phải.

Là vì, ngày thường vốn họ cũng đã sống… không bình thường, như tôi đã có một thời và bao người đã từng sống, huống chi bây giờ là trạng thái quá bất thường như trong mùa dịch!

Trạng thái bất thường ấy, là ngồi nghêu ngao đói vì hết tiền hết gạo, là sự kêu réo nhà trọ điện nước kéo dài qua mấy tháng rồi; là tinh thần bải hoải lo sợ vì dịch bệnh tấn công dễ nhất là vào các dãy, các khu nhà trọ; là lỡ khi nhiễm vi rút do yếu thế, lặn lộn mưu sinh nên không biết bấu víu vào đâu; là bởi lao động tay chân, ăn uống kham khổ nên đôi khi phế phủ có thể tích tụ bệnh nền…

Và trạng thái bất thường vô cùng nguy hiểm bao trùm, ấy là ở các dãy phòng trọ, thường dùng chung bể nước, dùng chung nhà vệ sinh, lối đi hành lang rất hẹp vào đụng ra chạm… Làm sao ngăn ngừa được với cái loại dịch bệnh lây truyền trong chớp mắt?

Nhưng, nỗi lo sợ lớn nhất là một khi lỡ vướng vào dịch bệnh, sẽ được quan tâm đến đâu? Trong khi những hộ thường trú hàng chục năm, gia cảnh đề huề, mà mắc bệnh có khi chính quyền lo vẫn chưa xuể dù đã rất cố gắng, thì mang thân sống trọ biết nhận được sự quan tâm ấy vào lúc nào, trong khi căn bệnh Covid-19 quái ác tàn phá thân mình chỉ trong ngày một ngày hai?

Thế là, chẳng đặng đừng, họ đành phải rời đi, mặc cho có lời ra tiếng vào cho rằng phụ rẫy nơi từng cưu mang mình bao tháng ngày mưu sinh, mặc cho hành trình dài muôn nỗi, phía trước mờ mịt tai ách chẳng biết ra sao, mặc cho chuyện quê hương rồi sẽ đối xử với mình thế nào, chỉ biết le lói sáng một niềm tin về tới bản quán quê nhà, là được sống!


 

An sinh bao gồm những gì?

Và bây giờ, họ được kêu gọi ở lại!

Đó cũng là một việc làm chẳng đặng đừng, nhưng rất nhân văn của thành phố, vì hàng vạn người ở lại là gánh nặng muôn trùng. Nhưng vì cái nghĩa đồng bào quá lớn, thành phố phải lo, dù có thể rằng chưa biết lo được đến đâu? Những câu nói trong mấy ngày qua như “mời bà con ở lại”, “phải hết sức quan tâm đến thành phần yếu thế”, “nhìn cảnh đồng bào ra đi mà xót xa” của các vị lãnh đạo thành phố, dù có nhiều người hoài nghi, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng xuất phát tự tâm can với nghĩa đồng bào.

Lúc này, chẳng ai dối lừa một đoàn người hay cả chục đoàn người khi họ đã bước vào cuộc hành trình, mà mời họ ở lại như thế!

Tình hình Sài Gòn bây giờ, khi đang trong hoạn nạn, ngăn những dòng người ấy lại, là ngăn cho cả nước. Chúng ta đang đứng trước một bài toán nan giải, vì rằng nếu không lo được cho bà con đi làm ăn xa quê thì sẽ gây ra lây lan dịch bệnh, những “thị phi” từ địa phương này địa phương khác. Điều này cũng đã có số liệu chứng minh, như cách đây mấy ngày, tỉnh Ninh Thuận đã phát văn bản đến 2 tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận cho biết, trong số hơn 2.000 người về từ huyện Vĩnh Cửu (Đồng Nai) trong ngày 31.7, đã có 400 ca dương tính Covid-19!


Nhưng, một khi buộc phải dừng vòng xe quay ấy của đồng bào mình, thì sẽ đồng nghĩa với một sự chung tay gánh vác đến tận cùng. Bởi, đặt ra kế hoạch kiểm soát dịch bệnh với thời gian như thế là để phấn đấu, nhưng liệu tình hình sẽ còn kéo dài hay không?

Rất nhiều câu hỏi cần phải được trả lời!

Sự ở lại của bà con cũng phải tính toán. Không chỉ là cái ăn cái mặc, tiền bạc hay bữa đói bữa no. Mà còn lo chuyện ở sao cho an toàn cũng là một vấn đề rất lớn. Bình thường, nếu ở trong các khu nhà trọ như vậy, sự chăm sóc y tế với những căn bệnh thông thường, còn cáng đáng được. Với dịch giã, trộn lẫn vào nhau mà sống trong một điều kiện chật hẹp, tù túng như vậy liệu sẽ lây lan hơn nữa hay không?

Cho nên, ngoài việc phát 1 triệu túi quà, mỗi túi có thể cầm cự từ 3 - 7 ngày như thông tin mới đây, còn phải có một sách lược lâu dài để “sống chung với dịch”, được hoạch định đến nơi đến chốn, với nguồn lực huy động không chỉ của riêng TP.HCM. Việc tổ chức tiêm vắc xin cho người ở lại Sài Gòn, vận động các đoàn thể hỗ trợ bà con lao động tự do bị thất nghiệp và lãnh đạo thành phố kiến nghị Trung ương hỗ trợ 28.000 tỉ đồng để lo cho 4,7 triệu đồng bào đang gặp khó khăn Sài Gòn cũng là một nỗ lực rất lớn trước mắt.

Cuối cùng, với một “điểm nóng” như Sài Gòn hiện nay, luôn phải xem đó là vấn đề của cả nước, để định hướng sắp xếp người lao động các tỉnh có chỗ ăn ở trong trạng thái bất thường mùa dịch, một cách khoa học và triệt để ngăn chặn lây lan dịch bệnh. Có như vậy, đồng bào các tỉnh đang ở lại Sài Gòn mới an tâm, thấu hiểu cái căn cơ, cố gắng của cả nước dành cho mình.


Khi đó, thành phố sẽ có nhiều tâm sức hơn để dồn cho việc chống dịch!

 


Theo Trần Thanh Bình (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chư Băh giảm nghèo bền vững nhờ các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Với sự vào cuộc của hệ thống chính trị, sự chung sức đồng lòng của người dân, xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo, phấn đấu không còn hộ nghèo vào năm 2025.
Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

Xếp bút nghiên lên đường chiến đấu

(GLO)- Thời gian đã nhuộm màu mái tóc, song ký ức của một thời xếp bút nghiên lên đường chiến đấu vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của những người lính già. Sau 49 năm kể từ ngày thống nhất đất nước, họ vẫn nhắc nhớ về những tháng ngày gian khổ mà rất đỗi tự hào.

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Bình yên làng Lơ Pơ

Bình yên làng Lơ Pơ

(GLO)- Nằm sâu giữa đại ngàn Trường Sơn, làng Lơ Pơ (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn còn giữ vẻ bình yên đến lạ. Để vào được làng, du khách phải men theo nhiều đoạn đường đất uốn lượn rồi vượt qua những con đường mòn vắt vẻo giữa đồi núi quanh co.

Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

Hội chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Ya Hội: Cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm

(GLO)-

Ngày 25 và 26-4, tại sân vận động xã Ya Hội (huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) diễn ra hội chợ-giao lưu văn hóa, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là cơ hội để người dân giới thiệu, quảng bá văn hóa và sản phẩm của địa phương.

Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Ngành Y tế Gia Lai đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

(GLO)- Ngày 26-4, Sở Y tế Gia Lai tổ chức hội nghị đánh giá các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh đối với các hoạt động thuộc lĩnh vực Y tế-Dân số năm 2023 và kế hoạch triển khai thực hiện năm 2024; triển khai kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2026-2030.
Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

Kông Chro tiếp nhận 489 đơn vị máu an toàn

(GLO)-

Ngày 26-4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Kông Chro phối hợp với Khoa Huyết học-Truyền máu (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai) tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 1 năm 2024.

Rác thải điện tử về đâu?

Rác thải điện tử về đâu?

(GLO)- Trong khi cả thế giới đang loay hoay với cuộc chiến chống rác thải nhựa, rác thải thời trang thì một mối nguy khác đang ập tới, đó là rác thải điện tử.
Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

Chư Prông: Hơn 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp

(GLO)- Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” được các cấp Hội Nông dân trên địa bàn huyện Chư Prông chú trọng, phát động thường xuyên. Đến nay, huyện có trên 3.500 hộ nông dân đăng ký hộ sản xuất, kinh doanh giỏi năm 2024.