Sinh viên ngành nào được miễn 100% học phí?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong năm 2024, thí sinh trúng tuyển những ngành nghề đặc thù dưới đây sẽ được miễn 100% học phí.

Học phí là một trong những tiêu chí được học sinh đặt lên hàng đầu khi lựa chọn ngành học và quyết định xem có nên theo đuổi ước mơ vào đại học hay không.

Để không bỏ lỡ bất kỳ cơ hội học tập nào, thí sinh có thể tham khảo một số ngành học được miễn giảm 100% học phí trong năm 2024 dưới đây.

Khi theo học những ngành nghề đặc thù, sinh viên sẽ được miễn 100% học phí. (Ảnh minh họa)

Khi theo học những ngành nghề đặc thù, sinh viên sẽ được miễn 100% học phí. (Ảnh minh họa)

Ngành, nghề được miễn giảm 100% học phí

Theo quy định của Chính phủ, sinh viên khi học chuyên ngành Chủ nghĩa Mác - Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành: lao, phong, tâm thần, giám định pháp y, pháp y tâm thần và giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước sẽ được miễn học phí 100%.

Trong khối ngành sức khỏe, theo Luật khám chữa bệnh có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, hai ngành được Nhà nước hỗ trợ toàn bộ học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt là Truyền nhiễm và Hồi sức cấp cứu.

Tuy nhiên, để có thể hưởng chế độ này, kết quả học tập, rèn luyện của sinh viên phải đạt điều kiện để cấp học bổng tại cơ sở đào tạo.

Một số ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định; các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng quy định cũng được miễn 100% học phí.

Có tổng số 36 ngành, lĩnh vực nghệ thuật thuộc chính sách này: kỹ thuật điêu khắc gỗ, điêu khắc, nghệ thuật biểu diễn ca kịch Huế, dân ca, chèo, tuồng, cải lương, múa dân gian dân tộc, dân ca quan họ, diễn viên múa, biên đạo múa.

Nhóm ngành, nghề được giảm 70% học phí

Chính phủ cũng quy định, nhà nước giảm 70% học phí cho học sinh, sinh viên khi theo học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong cơ sở giáo dục đại học có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật.

Những ngành nghề thuộc nhóm này, bao gồm: nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống.

Một số ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định cũng nằm trong diện được giảm học phí 70%.

Ngoài chính sách miễn, giảm học phí của Chính phủ, nhiều trường đại học cũng có chính sách hỗ trợ học phí riêng. Điển hình như Đại học Quốc gia TP.HCM hỗ trợ 35% học phí cho một số ngành tại các trường trực thuộc, Đại học Quốc gia Hà Nội hỗ trợ sinh hoạt phí 20 triệu đồng/năm học.

Có thể bạn quan tâm

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học: Nhiều hệ lụy

Nhà vệ sinh bẩn trong trường học, nhiều hệ lụy

(GLO)- Những bức tường bám đầy rong rêu, thiết bị vệ sinh bám bẩn ố vàng, bốc mùi khó chịu, quá tải… là hiện trạng chung đang diễn ra tại không ít trường học đứng chân trên địa bàn các xã ở tỉnh Gia Lai. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy về sức khỏe, tâm lý của học sinh lẫn mỹ quan học đường.

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

'Bà giáo' khó đứng lớp mầm non

Giáo viên mầm non là nghề đặc thù, đòi hỏi có sức khỏe, sự dẻo dai, linh hoạt để đảm bảo an toàn cho trẻ trong quá trình chăm sóc, dạy dỗ. Do đó, nhiều nhà giáo ủng hộ đề xuất cho nhà giáo ở bậc học này nghỉ hưu ở tuổi 55.

Bằng tình yêu nghề, mến trẻ nên dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng cô Ksor H'Hiền vẫn quyết tâm gắn bó với sự nghiệp trồng người. Ảnh: Vũ Chi

Ksor H'Hiền: Gia cảnh khó khăn vẫn quyết tâm gắn bó với bục giảng

(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.