Siêu biến thể phụ của Omicron gây quan ngại

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Virus Corona chủng mới tiếp tục nhanh chóng thay đổi và đã sản sinh ra siêu biến thể phụ của Omicron là BA.2.75, hiện đang khiến giới khoa học lo ngại khi nó nhanh chóng lây lan ở Ấn Độ và nhiều nước khác.

 Các nước tăng cường chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 trước sự quay lại của biến thể mới. Ảnh: AFP
Các nước tăng cường chiến dịch tiêm vắc xin phòng Covid-19 trước sự quay lại của biến thể mới. Ảnh: AFP


Các nhà khoa học cho rằng BA.2.75 có năng lực lây lan nhanh chóng và có thể vượt qua hàng rào bảo vệ của vắc xin cũng như kháng thể đến từ lần nhiễm trước đó.

Do vẫn còn quá mới, giới chuyên gia tạm thời vẫn chưa thể xác định liệu BA.2.75 sẽ gây bệnh nặng hơn các biến thể phụ khác của Omicron hay không, bao gồm BA.5.

“Vẫn còn quá sớm để chúng ta có thể rút ra các kết luận về biến thể phụ này”, báo The Independent hôm 11.7 dẫn lời ông Matthew Binnicker, Giám đốc Virus học Lâm sàng của Bệnh viện Mayo ở Rochester, bang Minnesota (Mỹ). “Tuy nhiên, dựa trên những diễn biến ban đầu, cụ thể ở Ấn Độ, tỷ lệ lây nhiễm phản ánh tốc độ lây lan sẽ ở cấp số nhân (đối với biến thể phụ này)”, ông Binnicker cho hay.

Đến thời điểm hiện tại, chưa thể xác định tốc độ lây lan của BA.2.75 sẽ vượt qua BA.5 hay không.

Đột biến mới nhất của Covid-19 đã được ghi nhận tại một số bang của Ấn Độ và có vẻ như đạt tốc độ lây nhiễm cao hơn hẳn so với các biến thể trước đó, theo nhà khoa học Lipi Thukral của Hội đồng Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp thuộc Viện Sinh học Tích hợp và Bộ gien (Ấn Độ).

Tính đến thời điểm này, BA.2.75 đã xuất hiện ở các bang Kerala, Tamil Nadu, Karnataka, Andhra Pradesh, Telangana, Uttar Pradesh, Maharashtra, cũng như thủ đô Delhi của Ấn Độ.

Ngoài Ấn Độ, BA.2.75 còn được phát hiện ở 10 nước khác, trong đó có Mỹ, Úc, Đức, Anh và Canada.

Bác sĩ Soumya Swaminathan, nhà khoa học trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết một số đột biến ở BA.2.75 có liên quan đến protein gai của virus, cụ thể là khu vực kết nối kháng nguyên RBD. Đây là phần chủ đạo của virus, cho phép nó kết nối với thụ thể ở người. Do vậy, bác sĩ Swaminathan cho rằng cần phải theo dõi sát diễn biến của virus trong thời gian tới.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo nên tiếp tục tiêm vắc xin và mũi nhắc nếu muốn chống nguy cơ lây nhiễm biến thể phụ mới của Omicron.

 

Theo Thụy Miên (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?