Sau 6 giờ, Việt Nam ghi nhận thêm 1.196 ca mắc Covid-19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
TP.HCM có thêm 971 bệnh nhân Covid-19. Những ca mắc còn lại được ghi nhận ở 11 tỉnh, thành khác.
Theo bản tin trưa 14/7 của Bộ Y tế, 1.196 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (971), Tiền Giang (115), Đồng Tháp (91), Phú Yên (8 ), Bến Tre (3), Bắc Giang (2), Thừa Thiên - Huế (1), Vĩnh Phúc (1), Lào Cai (1), Lâm Đồng (1), Nghệ An (1), Hà Nội (1). Trong đó, 1.095 ca được phát hiện trong khu cách ly hoặc phong tỏa.
Lào Cai: Bệnh nhân là nam, 26 tuổi, địa chỉ tại thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Anh là lái xe cao tốc Bắc - Nam; đã chủ động khai báo y tế và được cách ly.
Thừa Thiên - Huế: Nam, 20 tuổi, địa chỉ tại huyện Phú Lộc, là F1 đã được cách ly.
Vĩnh Phúc: Một bệnh nhân là nam, 43 tuổi, địa chỉ tại huyện Yên Lạc, có tiền sử đi về từ TP.HCM, đã được cách ly.
Phú Yên: 4 ca là F1; 4 người đang được điều tra dịch tễ.
Bến Tre: 3 bệnh nhân liên quan chợ đầu mối Bình Điền.
Đồng Tháp: 91 ca là các trường hợp trong khu cách ly và phong tỏa.
Bắc Giang: 2 ca là các trường hợp trong khu cách ly, phong tỏa.
Tiền Giang: 96 ca là các trường hợp F1 trong khu cách ly, phong tỏa; 2 người có tiền sử đi về từ TP.HCM; 17 trường hợp đang được điều tra dịch tễ.
Lâm Đồng: Nam, 31 tuổi, địa chỉ tại huyện Đức Trọng, có tiền sử đi về từ TP.HCM.
Nghệ An: Nam, 81 tuổi, địa chỉ tại huyện Yên Thành, đang được điều tra dịch tễ.
Hà Nội: Nam, 30 tuổi, địa chỉ tại huyện Đông Anh, trong khu vực đã được phong tỏa.
TP.HCM: 888 ca là các trường hợp trong khu cách ly, phong tỏa; 83 bệnh nhân đang được điều tra dịch tễ.
Đến nay, Việt Nam có tổng cộng 34.656 ca ghi nhận trong nước và 1.949 bệnh nhân nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới ghi nhận trong nước tính từ 27/4 đến nay là 33.086, trong đó, 6.779 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.

 
Theo công bố của Bộ Y tế, kết quả nghiên cứu của khoảng 20.000 bệnh nhân cho thấy có gần 70% bệnh nhân không ghi nhận triệu chứng. Các trường hợp bệnh nhân có diễn biến nặng xảy ra sau 7-10 ngày từ khi phát hiện dương tính.
Căn cứ diễn biến của nồng độ virus và diễn biến lâm sàng, Bộ Y tế quyết định giảm thời gian điều trị và cách ly với từng trường hợp bệnh nhân Covid-19.
Về vấn đề cách ly, căn cứ thực tiễn, tham khảo các khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, CDC Mỹ và trao đổi với các địa phương, Bộ Y tế cũng quyết định giảm thời gian cách ly xuống 14 ngày với mọi hình thức cách ly (cách ly tập trung, tại nhà) cho các đối tượng là người nhập cảnh và các trường hợp F1.
Theo Quốc Toàn (zingnews.vn)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?