Sáng 27/11: Hơn 955.000 bệnh nhân COVID-19 đã khỏi; Thêm hơn 2 triệu liều vaccine của Pfizer về Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bộ Y tế cho biết đến nay Việt Nam đã chữa khỏi hơn 955.000 bệnh nhân COVID-19; Thêm hơn 2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của Pfizer về Việt Nam; TP HCM hướng dẫn mới về xét nghiệm cho người đi làm; F0 tại các tỉnh, thành miền Tây vẫn gia tăng...

Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.181.337 ca mắc COVID-19, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 150/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 11.988 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

+ Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.176.148 ca, trong đó có 952.439 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

+ Có 3 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Yên Bái, Bắc Kạn, Lai Châu.

+ Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP HCM (464.180), Bình Dương (279.487), Đồng Nai (85.064), Long An (37.829), Tiền Giang (24.362).


 

Đến nay Việt Nam đã chữa khỏi hơn 955.000 bệnh nhân COVID-19
Đến nay Việt Nam đã chữa khỏi hơn 955.000 bệnh nhân COVID-19


Tổng số ca được điều trị khỏi: 955.256 ca

Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.456 ca, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 3.624 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.148 ca; Thở máy không xâm lấn: 145 ca; Thở máy xâm lấn: 529 ca; ECMO: 10 ca

Số bệnh nhân tử vong: Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 138 ca.

 Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.544 ca, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm, cao hơn trung bình của thế giới là 0,1%.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 34/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 134/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 10/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Tình hình xét nghiệm: Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 25.517.762 mẫu cho 67.263.695 lượt người.


Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19

Tổng số liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm là 116.328.185 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 68.934.236 liều, tiêm mũi 2 là 47.393.949 liều.


Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 27/11 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 260.820.796 ca, trong đó có 5.205.398 người tử vong.

Các nước cũng ghi nhận trên 231 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là trên 19 triệu ca và trên 80.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 26/11, thế giới ghi nhận thêm 539.655 trường hợp mắc COVID-19 ở 116 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 5.891 ca tử vong ở 91 quốc gia/vùng lãnh thổ. Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 539.655 trường hợp mắc COVID-19 và 5.891 ca tử vong.

Tính theo tỷ lệ dân số, Peru là quốc gia có tỷ lệ tử vong cao nhất, theo đó cứ 100.000 người dân thì có 610 người tử vong. Tiếp đến là Bulgaria với 400 người và Bosnia-Herzegovina với 378 người/100.000 dân.

Xét theo khu vực, Mỹ Latinh và Caribe hiện có hơn 1,5 triệu ca tử vong trong hơn 46,5 triệu ca mắc COVID-19. Châu Âu có hơn 82,7 triệu người mắc COVID-19, trong đó có hơn 1,5 triệu ca tử vong. Châu Á ghi nhận hơn 1,2 triệu ca tử vong trong hơn 81,7 triệu ca mắc. Bắc Mỹ có hơn 1,1 triệu ca tử vong trong hơn 58,6 triệu ca. Châu Phi ghi nhận hơn 222.800 ca tử vong, trong khi số người không qua khỏi ở châu Đại Dương là hơn 3.900 người.

Trước sự xuất hiện của chủng virus mới được coi là siêu lây nhiễm ở Nam Phi với tên gọi B.1.1.529, ngày 26/11, hàng loạt nước châu Âu và châu Á đã quyết định cấm nhập cảnh du khách từ quốc gia châu Phi này. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã triệu tập phiên họp khẩn cấp đặc biệt để bàn việc ứng phó với biến thể siêu lây nhiễm này.


Thêm hơn 2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 Pfizer về Việt Nam

Hơn 2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 của Pfizer do Mỹ tài trợ được vận chuyển đến Hà Nội vào ngày 26/11. "Một số lô vaccine khác cũng đang trên đường tới Việt Nam", Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội thông báo chiều cùng ngày.

Đến nay Mỹ đã trao tặng hơn 18 triệu liều vaccine thông qua cơ chế COVAX, như một phần cam kết kiên định của chúng tôi trong việc hỗ trợ Việt Nam trong cuộc chiến chống COVID-19.

Mỹ là nước viện trợ nhiều vaccine cho Việt Nam. Tuần trước, Mỹ cũng vừa chuyển giao cho Việt Nam thêm một triều liều vaccine Moderna phòng COVID-19 vào ngày 17/11.


TP HCM: Hướng dẫn mới về xét nghiệm cho người đi làm

Sở Y tế TP HCM vừa có văn bản cập nhật hướng dẫn tổ chức xét nghiệm tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, cơ sở kinh doanh dịch vụ, trung tâm thương mại, siêu thị, cơ quan, công sở (gọi chung là cơ sở lao động) trên địa bàn.

Theo đó, các cơ sở lao động thực hiện nghiêm việc tự tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho người lao động, khi có một trong các triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng, mất vị giác và khứu giác, khó thở... hoặc có yếu tố dịch tễ.

Khi bắt đầu tổ chức lại hoạt động sản xuất với công suất 100% người lao động quay lại làm việc, các đơn vị thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhanh (mẫu gộp 3-5) hoặc xét nghiệm RT-PCR (mẫu gộp 10-20).

Tùy theo cấp độ dịch của TP, các cơ sở lao động tổ chức xét nghiệm ngẫu nhiên định kỳ bằng hình thức xét nghiệm kháng nguyên nhanh (mẫu gộp 3-5) hoặc xét nghiệm RT-PCR (mẫu gộp 10-20).

Cụ thể, nếu TP ở cấp độ 1 và 2 thì sẽ xét nghiệm 20% người lao động có nguy cơ cao 1 tuần/lần. Nếu ở cấp độ 3 và 4, xét nghiệm 30% người lao động có nguy cơ cao 2 tuần/lần.

Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin ngừa COVID-19 và người đã khỏi bệnh trong thời gian 6 tháng, các cơ sở lao động chỉ xét nghiệm khi có yêu cầu điều tra dịch tễ. Đồng thời thực hiện xét nghiệm các trường hợp cách ly y tế hoặc theo dõi y tế và trường hợp đến từ địa bàn có dịch ở cấp độ 4 hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa).

 

Ca COVID-19 tại các tỉnh miền Tây tăng cao

TP Cần Thơ ngày 26/11 ghi nhận 1.067 ca mắc COVID-19 mới. Trong đó 94 ca cộng đồng, 185 tại cơ sở y tế, 46 ca trong khu cách ly, 53 ca trong khu phong tỏa và 689 ca cách ly tại nhà.

Số ca mắc COVID-19 ở Cần Thơ từ ngày 8/7 đến nay là 22.398 ca, đã điều trị khỏi 10.917 người; số ca tử vong là 170.

Đồng Tháp thêm 601 ca COVID-19 mới, trong đó, 225 ca cộng đồng. Tổng số ca mắc cộng dồn là 19.675 ca; số ca tử vong 257 ca.

Sóc Trăng có 588 ca mắc COVID-19, trong đó có 388 ca cộng đồng. Tính từ ngày 27/4 đến nay, toàn tỉnh Sóc Trăng đã có 14.942 ca mắc COVID-19, đã chữa khỏi 9.944 ca; số ca tử vong là 95.

Bạc Liêu ghi nhận 566 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 232 ca cộng đồng và có 163 ca dưới 18 tuổi. Tổng số ca mắc cộng dồn 11.812, đã điều trị khỏi 7045 , số tử vong là 104 trường hợp.

Vĩnh Long có 536 ca COVID-19 mới, trong đó 327 trường hợp cộng đồng, 181 trường hợp là F1 thành F0 và 18 ca sàng lọc tại cơ sở y tế và 10 trường hợp tại khu phong tỏa.

Kiên Giang phát hiện 427 ca mắc COVID-19, trong đó 138 ca cộng đồng, 232 ca trong khu phong tỏa, 57 ca trong khu cách ly. Tổng số ca mắc cộng dồn của tỉnh là 18.407; đã điều trị khỏi 14.967 trường hợp; Số ca tử vong 31.

Bến Tre thêm 427 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có đến 413 ca cộng đồng và 14 ca trong khu cách ly, phong tỏa. Tổng số ca mắc của tỉnh này đến nay là 6.326 ca, điều trị khỏi 3.085 trường hợp; Số ca tử vong 61.


 

Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 Ảnh: minh hoạ
Xét nghiệm sàng lọc COVID-19- Ảnh: minh hoạ


An Giang ghi nhận 324 trường hợp mắc COVID-19 (3 trường hợp ngoài tỉnh) trong ngày 26/11.

Cà Mau ghi nhận thêm 374 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 8 trường hợp từ vùng dịch, 157 trường hợp trong khu cách ly; 27 ca trong khu phong tỏa và 182 trường hợp cộng đồng.

Trà Vinh phát hiện thêm 309 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 265 ca cộng đồng. Đến nay, địa phương đã ghi nhận 7.012 ca COVID-19 (có 42 ca nhập cảnh), điều trị khỏi 2.899 trường hợp; 41 ca tử vong.

Tiền Giang ghi nhận 123 ca COVID-19, trong đó 28 ca cộng đồng và 93 trong khu cách ly và 2 ca trong khu phong tỏa. Tổng số ca mắc của tỉnh là 24.362, đã điều trị khỏi 18.987 ca; 512 ca tử vong.



https://suckhoedoisong.vn/sang-27-11-hon-955000-benh-nhan-covid-19-da-khoi-them-hon-2-trieu-lieu-vaccine-cua-pfizer-ve-viet-nam-169211127080851251.htm

Theo THÁI BÌNH (suckhoedoisong)

Có thể bạn quan tâm

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Trung Quốc phản đối gọi HMPV là 'vi-rút lạ'

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Guo Jiakun ngày 10/1 cho biết, quy mô lây lan các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp ở Trung Quốc năm nay thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái, và metapneumovirus ở người (HMPV) đã lưu hành hơn 60 năm, không phải chủng vi-rút mới.

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm phổi do virus HMPV nguy hiểm như thế nào?

Virus gây viêm phổi trên người (Human Metapneumovirus - HMPV) gây ra biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản, cơn hen suyễn hoặc bùng phát bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), suy hô hấp, viêm tiểu phế quản nặng đặc biệt là trẻ em.

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Bác sĩ chỉ cách phát hiện sớm dấu hiệu tăng huyết áp ở trẻ nhỏ

Tăng huyết áp, hay còn gọi là cao huyết áp, là một tình trạng mà áp lực máu trong động mạch cao hơn mức bình thường. Ở trẻ em, bệnh này ít được nhận biết hơn so với người lớn nhưng không kém phần nguy hiểm. Vậy bố mẹ làm thế nào để phát hiện con mình có dấu hiệu của một bệnh nhân cao huyết áp?