Sản xuất cà phê 4C cho hiệu quả cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Sau 9 năm tham gia tổ hợp tác sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C với Công ty Nestle, các hộ dân ở xã Trà Đa (TP. Pleiku) đã thay đổi tập quán canh tác để nâng cao giá trị kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích.
Ông Nguyễn Tiến Dũng-Bí thư Đảng ủy xã Trà Đa, đồng thời là Tổ trưởng Tổ hợp tác sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C của xã Trà Đa-cho biết: Sau khi tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật canh tác cà phê bền vững do các đơn vị trong và ngoài nước tổ chức, ông nhận thấy người dân phải thay đổi tập quán canh tác, phải sản xuất theo chuỗi để đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm. Vì vậy, ông đã đứng ra vận động các hộ dân trong xã tham gia tổ hợp tác sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C. Đến nay, sau 9 năm thực hiện mô hình liên kết chuỗi giá trị giữa tổ hợp tác sản xuất cà phê bền vững theo tiêu chuẩn 4C của xã Trà Đa với Công ty Nestle đã có 76 hộ tham gia với diện tích hơn 112 ha (chiếm gần 50% diện tích cà phê toàn xã).
 Từ khi tham gia tổ hợp tác sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C, vườn cà phê của gia đình ông Nguyễn Công Ích (thôn 4, xã Trà Đa) luôn đạt năng suất 4-6 tấn/ha. Ảnh: V.T
Từ khi tham gia tổ hợp tác sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C, vườn cà phê của gia đình ông Nguyễn Công Ích (thôn 4, xã Trà Đa) luôn đạt năng suất 4-6 tấn/ha. Ảnh: V.T
Là thành viên tham gia tổ hợp tác ngay từ những ngày đầu, ông Nguyễn Công Ích (thôn 4) cho biết, gia đình ông có 3,3 ha cà phê trồng cách đây 25 năm. Nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất cà phê bình quân đạt 4-5 tấn/ha, cao hơn 20-30% so với phương thức canh tác cũ. “Trước kia, tôi sản xuất theo kiểu kinh nghiệm, cứ thấy kiến, rệp là mang bình đi xịt thuốc toàn bộ lô cà phê. Việc bón phân, tưới không đúng quy trình kỹ thuật, rồi dùng thuốc bảo vệ thực vật tràn lan vừa tốn công, tốn tiền lại tác động xấu đến sức khỏe và môi trường xung quanh. Từ khi tham gia tổ hợp tác, được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật thường xuyên nên tôi đã biết quy trình chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng cân đối cho vườn cây. Nhờ đó, gần chục năm nay, vườn cà phê của tôi gần như không phải dùng đến thuốc bảo vệ thực vật mà cây vẫn sinh trưởng tốt, cho năng suất cao”-ông Ích chia sẻ.
Tương tự, gia đình ông Nguyễn Văn Khảm (thôn 4) chỉ có 0,8 ha cà phê nhưng vụ vừa qua, ông thu về được gần 5 tấn. Ông Khảm cho biết, qua một thời gian tham gia tổ hợp tác, ông đã áp dụng quy trình kỹ thuật thành thạo để vườn cà phê phát triển tốt, ít bị sâu bệnh, đảm bảo chất lượng hạt cà phê theo tiêu chuẩn. Không những thế, đầu ra sản phẩm cũng được bao tiêu ổn định với mức giá cam kết luôn cao hơn thị trường 100-500 đồng/kg.
Thật khó tin khi hầu hết các vườn cà phê tham gia tổ hợp tác đều được trồng từ năm 1995 nhưng vẫn luôn xanh mướt, năng suất vượt trội so những vườn sản xuất theo cách thông thường. Bằng chứng là vụ vừa rồi, dù bị mất mùa nhưng vườn cà phê của các hộ dân tham gia tổ hợp tác vẫn đạt năng suất 4-4,5 tấn/ha. Còn những năm được mùa, năng suất cà phê đạt đến gần 6 tấn/ha.
Tham gia tổ hợp tác, tất cả thành viên đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo bộ tiêu chuẩn 4C, từ quy trình trồng, chăm sóc đến thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch. Nhờ đó, cà phê sản xuất ra đều đạt chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường. Ông Nguyễn Tiến Dũng cho biết: “Hàng năm, Công ty Nestle đều tổ chức 2-4 lớp tập huấn cho thành viên của tổ hợp tác về kỹ thuật cắt cành, làm chồi, dọn vệ sinh vườn, quy trình tưới nước, bón phân, thu hoạch, bảo quản… Người dân có sổ nhật ký nông hộ do Công ty Nestle cấp để ghi chép cụ thể quá trình sản xuất của gia đình mình”.
Cũng theo ông Dũng, trước đây, người dân sản xuất theo kinh nghiệm, quen thu hái khi tỷ lệ chín chưa đạt yêu cầu nên năng suất, chất lượng hạt cà phê đạt thấp. Theo tính toán, cứ khoảng 1.200 quả cà phê xanh thì mới đạt trọng lượng 1 kg, trong khi chỉ khoảng 1.000 quả cà phê chín đã đạt 1 kg. Nay nhờ áp dụng đúng quy trình thu hái khi quả chín đều nên năng suất đạt cao hơn trước kia đến 20%, chất lượng cà phê nhân cao hơn, đạt yêu cầu của thị trường.
Nói về lợi ích khi tham gia tổ hợp tác, bà Nguyễn Thị Quý-Chủ tịch Hội Nông dân xã Trà Đa-cho biết: “Tham gia tổ hợp tác sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C, bà con nông dân được tập huấn về kỹ thuật sản xuất, được chuyển giao khoa học kỹ thuật. Nhờ đó, năng suất cà phê đạt cao, chất lượng cà phê đảm bảo theo yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, các thành viên còn được bao tiêu toàn bộ sản phẩm, được hỗ trợ về giá nên rất yên tâm. Trên cơ sở tổ hợp tác, xã định hướng sẽ nâng lên thành lập hợp tác xã để tiếp tục vận động nông dân tham gia liên kết sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập”.
 VŨ THẢO

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

Đak Pơ hỗ trợ hộ nghèo phát triển chăn nuôi

(GLO)- Thực hiện Tiểu dự án 1-Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từ năm 2022 đến nay, các xã, thị trấn của huyện Đak Pơ chủ động xây dựng dự án hỗ trợ bò lai sinh sản theo nhóm cộng đồng để giúp hộ nghèo và cận nghèo phát triển chăn nuôi.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Với 29 ha, được sản xuất theo cánh đồng lớn, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa đã giúp gia đình chị Vũ Thị Nhung-tổ 9 (thị trấn Phú Túc) (ở giữa), thu lợi nhuận khoảng 1,5 tỷ đồng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa hiệu quả ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

(GLO)- Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/HU Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Krông Pa khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025 về đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất, ngành nông nghiệp địa phương đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.