Săn loài "thủy quái" giống như cá mập đuôi dài, những ngư dân ở đây có khi suýt đứt cả ngón tay mà vẫn ham

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những tháng cuối năm, khi mà tình hình mưa bão nhiều nơi vẫn phức tạp thì những ngư dân vùng biển Tây vẫn ngày ngày ra khơi cùng những nghề săn bắt quen thuộc của mình. Một trong số đó là nghề săn cá nhám (còn gọi là loài "thủy quái" giống như cá mập đuôi dài) thường xuất hiện nhiều ở khu vực Vịnh Thái Lan.

Thành quả một lần săn cá nhám.
Thành quả một lần săn cá nhám.


Đặc sản biển Tây Nam

Với hình dáng hao hao như cá mập con, những con cá nhám (còn gọi là cá mập cáo, nhám hí) là loài thuỷ sản xuất hiện ở nhiều vùng biển của Việt Nam. Tuy nhiên, tại các quần đảo xa xôi phía Tây Nam vùng biển Vịnh Thái Lan như Phú Quốc, Nam Du, Hải Tặc… loài cá này xuất hiện nhiều hơn. Và ngư dân làm nghề đánh bắt cá nhám cũng nhiều, đa dạng hơn.

Thậm chí, cá nhám còn được coi là một trong những đặc sản của vùng biển phía Tây Nam. Tuy nhiên, để săn bắt được loài cá này lại không hề đơn giản, mà cần có kinh nghiệm. Bởi cũng như những loài cá săn mồi khác, cá nhám thường sống ở những vùng nước sâu, địa hình hiểm trở.

Theo những ngư dân lâu năm làm nghề săn cá nhám thì loài cá này gồm nhiều loại khác nhau. Trong đó, cá nhám (tức cá nhám thông thường) là loài rất phổ biến ở vùng biển Việt Nam cũng như khu vực biển Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Ngoài ra, còn một loại cá nhám nữa mà ngư dân quen gọi là cá nhám đen (thân có màu đen tuyền, kể cả phần bụng) thì quý hiếm hơn, được các tổ chức bảo vệ động vật xếp vào danh mục cần bảo vệ, cấm khai thác. Loài cá nhám đen này cũng hiếm xuất hiện ở Việt Nam và giá trị dinh dưỡng của chúng không cao. Tuy nhiên, chúng lại có giá trị kinh tế khi vây, da và mỡ được ưa chuộng, giá bán cao. Rất nhiều người nhầm lẫn cá nhám đen và cá nhám thông thường (có màu xám, bụng trắng).

Theo tìm hiểu của chúng tôi, khi tới các khu vực cảng cá, chợ dân sinh hay các khu du lịch ở vùng biển, đảo phía Tây Nam, đặc biệt là ở Kiên Giang người ta có thể thấy cá nhám được bày bán khá nhiều. So với giá ở cảng cá, cá nhám ở chợ có giá bán cao hơn từ 2-3 lần, nhất là cá nhám còn sống thả bơi trong các chậu nước bởi chi phí bảo quản lớn. Dù hình dạng bên ngoài giống cá mập nhưng cá nhám có chất lượng thịt khá ngon, có thể làm được nhiều món.


 

Cá nhám bày bán ở các chợ dân sinh ở Kiên Giang.
Cá nhám bày bán ở các chợ dân sinh ở Kiên Giang.


Với nhiều năm kinh nghiệm săn cá nhám, anh Nguyễn Văn Quý, 34 tuổi ở xã Kiên Bình (huyện Kiên Lương, Kiên Giang) tươi cười bảo, cũng như nhiều loài cá khác, cá nhám thường được ngư dân đánh bắt bằng lưới vây.

“Cá nhám đi từng cá thể đơn lẻ, trọng lượng lại rất nhỏ, chỉ từ 2 đến 10 ký lô nên những nghề như câu rất khó bắt chúng. Ngay cả lưới kéo cũng không dễ có cá nhám vì tập tính loài cá này ban ngày lặn sâu dưới đáy biển, ban đêm chúng mới nổi lên tầng nước mặt để kiếm mồi. Đó cũng chính là lúc người đi săn cá nhám có cơ hội bắt chúng. Ngoài việc rải một số mồi ưa thích để dụ cá, việc nắm bắt tập tính của loài cá ăn thịt này cũng rất quan trọng để quyết định hiệu quả của việc săn bắt” - anh Quý kể thêm.

Về kinh nghiệm săn loài cá này, anh Quý bảo cá nhám như cá mập nên chúng rất dữ tợn, ngay cả khi mắc lưới.

“Đừng nghĩ rằng khi mắc lưới thì thò tay vào gỡ, bắt cá nhám được bởi chúng có thể cắn nát ngón tay là chuyện bình thường. Khi trưởng thành, cá nhám nặng khoảng 5-6 ký lô, dài tới hơn một mét và có hàm răng ở bụng dưới rất sắc nhọn. Khi săn mồi, cá nhám thường lấy đuôi quật con mồi ngất đi rồi lao vào cắn. Khi bắt cá nhám ngư dân cũng phải dựa vào đặc tính này của chúng. Nghĩa là khống chế phần đầu, dù đó là nơi có răng nhọn. Bởi nếu cầm phía đuôi, chúng sẽ đập và cắn rất nguy hiểm. Cách tốt nhất là bắt cá nhám là đè đầu và bóp phía vây của chúng lại” - anh Quý kể.

Cuộc mưu sinh gian khó

Cũng theo anh Quý, nhóm của anh gồm 5 người, mấy năm trước góp tiền mua chung một chiếc ghe. Ngoài săn cá nhám, anh cũng thường bắt được một số loài khác cá khác ở vùng biển miền Tây này. Cá nhám rất khoẻ, nếu bị dính lưới nhưng được kéo lên ngay thì chúng vẫn sống rất khoẻ. Ngược lại, hầu hết cá nhám câu hoặc cá đánh bắt trên những ghe thuyền lớn thì đều đã chết khi về tới cảng. Cá nhám còn sống khi đem lên ghe cho vào những thùng nhựa, có thể sống tiếp một vài tuần nữa.

“Trước kia, mỗi đêm chỉ chạy ghe vòng vòng quanh khu Hòn Ngang, Hòn Heo, Hòn Nhum ngoại vịnh Ba Hòn là bắt được cá nhám rồi. Nhưng chừng 5 năm trở lại đây, khi cá nhám được khách du lịch ưa chuộng thì chúng bị săn bắt rất nhiều, phải chạy ghe xa hơn bên vịnh Cây Dương hay ngược về vịnh Thuận Yến mới có. Nghề săn cá nhám rất cực vì chúng là loài tinh khôn. Thường ngư dân tìm những đàn cá nhỏ là mồi của cá nhám rồi vây bắt. Tất cả ngư dân làm nghề săn cá nhám đều đi ban đêm, ngày không ai nhìn thấy cá nhám bao giờ. Nếu may mắn, có ngày anh em chúng tôi bắt được 20 con cá nhám. Nhưng cũng có ngày chỉ tầm 5-7 con” - anh Quý chia sẻ thêm.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, ở khu vực ven biển Kiên Giang có rất nhiều ghe làm nghề săn bắt cá nhám. Ngoài ngư dân của các huyện ven biển như Kiên Lương, Hà Tiên, Hòn Đất… thì ngư dân ở các đảo Phú Quốc, Nam Du… cũng có nhiều ghe thuyền làm nghề này. So với các loại thuỷ sản khác, sản lượng của nghề săn cá nhám không nhiều nhưng do giá của chúng cao hơn nên cũng mang lại nguồn thu lớn.

 

 



Theo một chủ ghe khác ở cảng cá Ba Hòn (huyện Kiên Lương), ông Nguyễn Văn Đấu 53 tuổi thì ghe gia đình ông làm nghề lưới vây, thường xuyên bắt được nhiều cá nhám.

“Dựa vào từng mùa, mình đi theo các đàn cá nhỏ như cá cơm, cá trích, nục… để săn cá nhám. Vì lưới vây có thể bắt được nhiều loại nên thu nhập cũng đỡ. Như cá nhám còn sống thời gian trước bán ngay tại cảng là 80-100 ngàn đồng/ký lô, cao gấp 2-3 lần so với các loại thuỷ sản thông thường. Nếu cá chết thì giá rẻ hơn, chỉ bằng một nửa. Có nhiều tháng cuối năm, khách du lịch đông thì cá nhám lên giá chừng 120 ngàn đồng, không thua gì cá thu, cá bớp. Ngoài bán ngay tại cảng Ba Hòn này, nếu ghe đi xa thì mình ghé về Hàm Ninh, Dương Đông ngoài Phú Quốc bán cũng rất chạy. Những chuyến biển như vậy có lúc thu cả năm bảy triệu đồng mỗi đêm. Tuy nhiên năm nay rất khó khăn vì khách du lịch không có, cá nhám gần như không ai mua. Nhiều ghe chuyển qua đánh bắt mấy loại cá nhỏ, bán làm mắm, làm thức ăn gia cầm” - ông Đấu chia sẻ.

Cũng theo ông Đấu, hiện nay cách một ngày ghe của ông mới ra cảng một lần để đánh bắt vì nhu cầu thương lái thu mua không nhiều, giá cũng giảm không đủ bù cho các khoản chi phí khác.

“Mình đầu tư ghe, thuê anh em làm nghề săn cá nhám cho mình nhiều năm. Nay công việc khó khăn mà cứ ở cảng mãi thì anh em lấy gì mà sống. Thế nên dù không lợi nhuận nhiều, ghe cũng phải xuất bến để có công việc cho anh em làm. Đợt này, ghe chỉ chạy khoảng 5 tiếng, quanh vịnh Ba Hòn rồi về, dù nhiều hay ít cũng không chạy xa như năm ngoái nữa vì sợ tốn dầu” - ông Đấu giải bày.

Những ngày này, đi dọc các cảng cá ven biển Tây Nam, không chỉ riêng ghe của ông Đấu, anh Quý mà hàng trăm ghe khác cũng trong tình cảnh tương tự. Đó là ngư dân không dám ra khơi do chi phí nghề biển tăng mà giá trị thuỷ sản lại giảm, nhất là thuỷ sản chuyên phục vụ khách du lịch. Hy vọng trong thời gian tới, khi những dòng khách du lịch tấp nập trở lại ở vùng biển phía Tây Nam, những thợ săn cá nhám lành nghề sẽ lại tiếp tục ra khơi đêm đêm cùng những công việc quen thuộc của mình.

 

https://danviet.vn/san-loai-thuy-quai-giong-nhu-ca-map-duoi-dai-nhung-ngu-dan-o-day-co-khi-suyt-dut-ca-ngon-tay-ma-van-ham-20201202134619925.htm

Theo Đoàn Xá (Đại Đoàn Kết/Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

Gia Lai rộn ràng mùa thu hoạch cà phê

(GLO)- Thời điểm này, nông dân các huyện phía Tây tỉnh Gia Lai đang nhộn nhịp thu hoạch cà phê niên vụ 2024-2025. Đây cũng là lúc hàng ngàn người lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh đổ về các địa phương nhận khoán vườn cây cùng thu hái để kiếm thêm thu nhập, chuẩn bị cho một cái Tết đủ đầy.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

Tái canh cà phê không đạt kế hoạch

(GLO)- Theo kế hoạch năm 2024, toàn tỉnh Gia Lai tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Mặc dù mùa mưa đã qua gần hết nhưng đến nay, diện tích cà phê tái canh và ghép cải tạo mới được hơn 1.840 ha, đạt 76,7% kế hoạch.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.