Sách sử cho bạn đọc trẻ - cánh cửa đã mở

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sử Việt - 12 khúc tráng ca trở thành một hiện tượng xuất bản với hàng ngàn bản sách được bán hết chỉ trong vòng 1 buổi sáng, đồng thời tái bản ngay trong ngày đầu tiên ra mắt sách.

Điều đáng nói, đây là một cuốn sách viết về lịch sử, tác giả là một người trẻ và bạn đọc mua sách cũng là những người trẻ…

Nỗi lo từ một thành công

Sử Việt - 12 khúc tráng ca ra mắt chưa đầy 1 tuần đã trở thành một trong những tác phẩm văn học mang đề tài lịch sử thành công nhất hiện nay. Thế nhưng, sự thành công này cũng kéo theo nhiều nghi ngại. Nghi ngại về giá trị lịch sử của tác phẩm, nghi ngại về năng lực của tác giả - người trước đó chưa hề có kinh nghiệm viết sách. Tác phẩm gồm 12 khúc, tương ứng với 12 câu chuyện về các nhân vật trong tiến trình lịch sử dân tộc (thời kỳ phong kiến), 6 câu chuyện thời dựng nước và 6 câu chuyện về đấu tranh giữ nước. Không chỉ là những nhân vật đã rất nổi tiếng như Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo…, tác giả còn nhắc đến những nhân vật hay những địa danh lịch sử ít được bạn đọc trẻ biết đến như Khúc Hạo, đầm Thị Nại, thành Bình Lỗ… Để thực hiện tác phẩm, tác giả trẻ Dũng Phan đã dựa các tài liệu lịch sử chính thống như Đại Nam thực lục, Đại Việt sử ký toàn thư, Đại Việt thông sử, Hoàng Lê nhất thống chí, Lam Sơn thực lục… Nhưng có một chi tiết đáng chú ý là tác giả hầu như không tham vấn các nhà sử học với lý do như chính anh thừa nhận “…do sự khác biệt về khoảng cách giữa 2 thế hệ. Hơn nữa, cách viết sử của tôi và những người trẻ như tôi có phần khác so với cách viết sử của các bác”. Có thể nói, cách tiếp cận mang hơi thở tuổi trẻ của tác giả đã góp phần đưa bạn đọc trẻ đến với một tác phẩm lịch sử.

 

Bạn đọc trẻ tham dự buổi ra mắt sách sử Lĩnh Nam chích quái.
Bạn đọc trẻ tham dự buổi ra mắt sách sử Lĩnh Nam chích quái.

Cùng thời điểm với thành công của Sử Việt - 12 khúc tráng ca là một thành công cũng liên quan đến sách sử khác, cuốn Lĩnh Nam chích quái ấn bản có minh họa mới do NXB Kim Đồng thực hiện, nằm trong số sách chủ lực chào mừng 60 năm ngày thành lập NXB. Nguyên gốc là một tập hợp các truyền thuyết và cổ tích dân gian Việt Nam được biên soạn vào khoảng cuối đời nhà Trần. Ở ấn bản mới lần này, tác phẩm gây chú ý với một số lượng lớn tranh minh họa của họa sĩ Tạ Huy Long với nét minh họa vừa mang nét xưa lại vừa có phong cách hiện đại. Tác phẩm nhanh chóng tạo được sự thu hút với bạn đọc, nhất là bạn đọc trẻ, nhờ tranh minh họa.

Tuy nhiên, đã xuất hiện điều tiếng xung quanh cả 2 cuốn sách trên cùng với một số tác phẩm lịch sử khác. Một nhà sử học nổi tiếng đã lên tiếng cảnh báo rằng, những câu chuyện huyền thoại, truyền thuyết như Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh… chỉ là dị bản đời thực của các danh nhân. Câu chuyện “cũng có giá trị nhưng chỉ ở một phần nào đó, bởi sự tưởng tượng dân gian này không phải là sử, không thể thay thế cho tác phẩm sử học đích thực”. Về giá trị lịch sử, có ý kiến: “Tác phẩm sử học nghiêm túc phải có đánh giá khoa học, có phê phán sử liệu, chứ không phải chỉ nhấc những thứ hay ho vào sách”.

Cả 2 NXB lớn nhất nhì cả nước chuyên về làm sách cho người trẻ là NXB Kim Đồng và NXB Trẻ đều có những bộ sách sử chính thống hướng đến bạn đọc trẻ như Lịch sử Việt Nam bằng tranh hay Truyện tranh lịch sử Việt Nam và đều không thực sự thành công dù đã đầu tư rất nhiều cả về tài chính lẫn tâm huyết. Một trong những lý do là 2 tác phẩm đều chưa thực sự thoát ra khỏi cách kể chuyện kiểu cũ, vốn không còn thu hút bạn đọc trẻ hiện nay.

Trên thực tế, sách lịch sử dành cho thiếu nhi, thiếu niên và cả những bạn đọc trẻ là một mảng sách rất thu hút, nếu tìm được hướng tiếp cận phù hợp. Bộ truyện tranh thành công nhất của Việt Nam hiện nay vẫn là bộ Thần đồng Đất Việt của Công ty Phan Thị với nội dung từ lịch sử dân tộc. Dù đến nay, do thiếu đi sự đột phá nên bộ truyện không còn sức hấp dẫn như trước nhưng đây vẫn là bộ truyện tranh nằm trong danh sách ăn khách nhất thị trường. Với bạn đọc thanh niên, bộ truyện tranh lịch sử Long Thần tướng lấy bối cảnh cuộc chiến chống quân Nguyên - Mông được xem là thu hút. Có thể nói, lịch sử đầy hào hùng, oanh liệt của dân tộc là một kho tàng không bao giờ cạn kiệt với những tác giả, nhất là tác giả trẻ hiện nay.

Tìm hướng đi mới

Sử Việt - 12 khúc tráng ca đã mang đến cho các tác giả trẻ một hướng sáng tác mới. Dựa vào sách sử có sẵn, tác giả xây dựng một khung tác phẩm, rồi thông qua trang mạng xã hội, cùng với bạn bè, những bạn đọc yêu sử trao đổi, thảo luận, tìm cách thể hiện hay nhất. Cách làm này đã từng được thực hiện với dòng sách văn học lãng mạn và mang đến thành công nhất định. Với sách sử, cách làm này còn góp phần giúp người sáng tác chọn lựa được lối viết phù hợp khi khung sườn gốc của tác phẩm không cần phải thay đổi.

Có thể nói với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các tác phẩm lịch sử do người trẻ thực hiện, lịch sử dân tộc không còn là những trang sử khô khan, cứng ngắc, không còn là những tài liệu được cất kỹ trong các thư viện. Lịch sử dân tộc đang gần gũi hơn, đồng thời từ đó nuôi dưỡng tình yêu với lịch sử đất nước của các bạn trẻ. Thế nhưng, viết sách về lịch sử không dễ dàng. Câu chuyện về một tác phẩm viết về anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với các chi tiết “đời thường” từng làm tác giả vất vả một thời gian. Đó là với tác giả nổi tiếng, còn với các tác giả trẻ, việc va chạm vào những vấn đề mang tính học thuật vẫn còn là nỗi ám ảnh. Chính vì vậy, tác phẩm sử cho người trẻ hiện vẫn tìm cách né tránh những vấn đề phức tạp, giống như Thần đồng Đất Việt (tuy lấy nhân vật có thật, sự kiện có thật, nhưng chuyển đổi thành nhân vật tưởng tượng); Long Thần Tướng chia thành 2 tuyến: tuyến lịch sử bám sát sử, tuyến hư cấu đưa vào các nhân vật khác; Hay như ấn bản mới Lĩnh Nam chích quái, nội dung giữ nguyên, chỉ làm mới hình minh họa. Ngay cả Sử Việt - 12 khúc tráng ca cũng né tránh việc nhận định mà dành điều đó cho bạn đọc.

Việc ngày càng có nhiều sách sử mang phong cách mới được xuất bản, cũng nảy sinh nhiều vấn đề, do sử liệu đôi khi có sự mâu thuẫn giữa các văn bản nên sách sử mới cũng mâu thuẫn với nhau. Nhiều bạn đọc trẻ đã bày tỏ sự băn khoăn, khi cùng viết về một sự kiện hay giai đoạn lịch sử nhưng một số cuốn sách đang có trên thị trường lại đưa ra những nhìn nhận khác nhau, thậm chí trái ngược. Đây không phải là vấn đề mà những tác giả trẻ dễ dàng giải quyết được, ngược lại nếu không khéo, còn bị cuốn vào những vấn đề phức tạp của lịch sử một cách không cần thiết. Tại buổi tọa đàm về sách sử cho người trẻ vừa được tổ chức, Tiến sĩ Khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu cho rằng: “Cùng với việc xây dựng một thế hệ phụ huynh giáo dục cho con em tình yêu lịch sử, cần có một đội ngũ viết sách sử cho đại chúng. Các nhà xuất bản nên cố gắng khuyến khích người viết sách sử viết sao cho gần gũi, dễ hiểu”.

Theo sggp

Có thể bạn quan tâm

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

Gương mặt thơ: Thanh Thảo

(GLO)- Là một trong những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ thơ chống Mỹ cùng thời với Nguyễn Khoa Điềm, Hữu Thỉnh, Bằng Việt, Hoàng Nhuận Cầm, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Tiến Duật, Thu Bồn... nhưng Thanh Thảo có một giọng thơ riêng, thiên về trí tuệ và một lối tư duy trực cảm.

“Gia Lai trong tôi”

E-magazine“Gia Lai trong tôi”

(GLO)- Gia Lai trong bạn là những hình dung gì khi nhắc đến? Là khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, là nụ cười sơn nữ hay nét bản sắc văn hóa khó lẫn? Những câu trả lời sẽ được tìm thấy tại Triển lãm nhiếp ảnh năm 2024 với chủ đề “Gia Lai trong tôi”.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.