Rút 200 triệu đồng đi chuyển khoản sau cú điện thoại của kẻ giả danh công an

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhận cuộc gọi điện thoại từ kẻ giả danh công an đe dọa liên quan tới 1 vụ đánh bạc trên mạng, bà V.T.C. ở Thanh Hóa liền vội vàng ra ngân hàng rút hơn 200 triệu đồng chuyển cho kẻ lừa đảo nhưng đã được công an ngăn chặn kịp thời

Ngày 27-10, tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, lực lượng Công an huyện Hà Trung vừa phát hiện, ngăn chặn kịp thời một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra trên địa bàn.

Lực lượng Công an huyện Hà Trung đã kịp thời ngăn chặn vụ việc bà C. mang 200 triệu đồng đi chuyển khoản cho kẻ lừa đảo. Ảnh: Công an Thanh Hóa

Lực lượng Công an huyện Hà Trung đã kịp thời ngăn chặn vụ việc bà C. mang 200 triệu đồng đi chuyển khoản cho kẻ lừa đảo. Ảnh: Công an Thanh Hóa

Trước đó, chiều ngày 25-10, bà V.T.C. (SN 1963; ngụ thôn Đường Cát, xã Yến Sơn, huyện Hà Trung) bị kẻ giả danh công an công tác tại Bộ Công an gọi điện thoại nói bà có một tài khoản Ngân hàng ở Hà Nội có số tiền 3,2 tỉ đồng đang liên quan đến một vụ án đánh bạc ngàn tỉ, rồi đe dọa, yêu cầu bà C. phải rút toàn bộ tiền gửi tiết kiệm ra chuyển vào tài khoản mà chúng cung cấp để xác minh, làm rõ nếu không bà sẽ bị bắt.

Lo sợ, bà C. lập tức đến Phòng giao dịch Vietinbank Chi nhánh huyện Hà Trung rút toàn bộ số tiền có trong tài khoản hơn 200 triệu đồng và chuẩn bị chuyển tiền cho nhóm lừa đảo thì trung úy Bùi Trung Kiên, cán bộ Đội An ninh, Công an huyện Hà Trung thấy bà có biểu hiện bất thường nên đã báo cho Công an thị trấn Hà Trung đến để phối hợp xác minh.

Qua làm việc với bà C. lực lượng công an và nhân viên Ngân hàng đã tuyên truyền, thuyết phục để bà C. hiểu đây là thủ đoạn lừa đảo của tội phạm trên không gian mạng, từ đó bà C. đã dừng việc chuyển tiền cho kẻ lừa đảo.

Theo Công an tỉnh Thanh Hóa, thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước nói chung và tỉnh Thanh Hóa nói riêng đã xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với thủ đoạn tương tự. Do đó, lực lượng công an khuyến cáo người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không chuyển tiền và cung cấp thông tin cá nhân cho người lạ qua điện thoại, tránh mắc bẫy kẻ xấu.

Tuyệt đối không có việc cán bộ công an gọi điện thoại và yêu cầu công dân chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng. Bởi lực lượng công an cũng như các lực lượng tư pháp khi mời người dân đến làm việc đều thông qua giấy mời hoặc giấy triệu tập đến trụ sở, không bao giờ nhắn tin hay điện thoại.

Có thể bạn quan tâm

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

Ẩn họa từ việc trẻ em làm pháo tự chế

(GLO)- Thời gian gần đây, các địa phương trong cả nước liên tiếp xảy ra nhiều vụ tai nạn thương tâm liên quan đến việc trẻ em lên mạng xã hội tìm hiểu, đặt mua hóa chất rồi về làm pháo tự chế. Hiểm họa về pháo tự chế luôn hiện hữu một khi thiếu sự quản lý, giám sát từ cha mẹ.

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

Đak Đoa: Đăng ký định danh xe trực tuyến, người đàn ông bị kẻ giả danh công an lừa 144,4 triệu đồng

(GLO)- Công an huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa tiếp nhận đơn trình báo của anh A. (SN 1985, trú tại xã Ia Băng, huyện Đak Đoa) về việc bị đối tượng giả danh công an gọi điện thoại yêu cầu đăng ký định danh xe tải và lừa đảo chiếm đoạt với số tiền 144,4 triệu đồng.

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Cảnh báo chiêu trò giả danh đài truyền hình để lừa đảo

Công an thành phố Hà Nội cho biết, thời gian qua, tội phạm lừa đảo trên không gian mạng ngày càng diễn biến phức tạp với nhiều phương thức, thủ đoạn mới. Trong đó, có việc các đối tượng giả mạo chương trình của đài truyền hình lớn để lừa đảo tặng quà nhằm chiếm đoạt tài sản của người dân.

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

Xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của Tổng Công ty Điện lực miền Nam để lừa đảo

(GLO)- Ngày 20-11, Tổng Công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) thông tin, hiện trên mạng internet xuất hiện trang web giả mạo Trung tâm chăm sóc khách hàng của EVNSPC, có địa chỉ evnspccskh.com. EVNSPC khẳng định trang web evnspccskh.com là giả mạo để lừa đảo.

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Lại xuất hiện hack Facebook để mượn tiền

Mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo, nhưng thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh lại xuất hiện việc đối tượng lấy cắp tài khoản (hack) Facebook cá nhân để nhắn tin messenger cho người thân, bạn bè của chủ tài khoản để hỏi mượn tiền, nhờ chuyển tiền.