Rủ ăn, uống tỏi trị COVID-19, một phụ nữ bị mời uống... nước và phạt 12,5 triệu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chị T.T.Q bị công an xử phạt 12,5 triệu đồng vì đăng tải lên Facebook cá nhân thông tin sai sự thật "Ăn và uống nước được đun sôi từ tỏi có thể chữa khỏi COVID-19".
 

 Công an làm việc với chị T.T.Q về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật - Ảnh: Công an cung cấp
Công an làm việc với chị T.T.Q về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật - Ảnh: Công an cung cấp


Tối 19-3, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết đã ra quyết định xử phạt 12,5 triệu đồng đối với chị T.T.Q (36 tuổi, tú tại Bạch Mai, Hai Bà Trưng) về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.

Trước đó, qua công tác nắm tình hình, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao phối hợp Công an quận Hoàn Kiếm phát hiện tài khoản facebook của chị T.T.Q đăng tải bài viết có nội dung:

“Virus Corona Vũ Hán có thể tự khỏi bằng một bát nước tỏi mới đun sôi. Nhiều bệnh nhân cũng đã chứng minh nó hiệu quả. Lấy 8 tép tỏi băm nhỏ thêm 7 cốc nước và đun sôi. Ăn và uống nước được đun sôi từ tỏi. Được chứng minh và chữa khỏi qua đêm. Hãy chia sẻ với tất cả các địa chỉ liên lạc của bạn có thể giúp cứu sống".

Tại cơ quan Công an, chị Q. thừa nhận hành vi của mình là vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận và đã tự xoá bỏ bài viết, cam kết không tái phạm.

Cùng ngày, Công an huyện Gia Lâm cũng đã ra quyết định xử phạt đối với chị L.T.H.Y (29 tuổi, xã Đa Tốn, Gia Lâm) và anh N.Đ.H.H (36 tuổi, trú tại xã Dương Quang, huyện Gia Lâm) mỗi người 12,5 triệu đồng về hành vi cung cấp thông tin sai sự thật.

Cả hai người này đã đăng tải lên trang cá nhân rất nhiều bài viết xuyên tạc về điều trị dịch bệnh COVID-19 không theo phác đồ điều trị của Bộ Y tế, gây hoang mang trong dư luận.

Theo Danh Trọng (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Đa khoa tỉnh). Ảnh: N.N

Bệnh sởi diễn biến phức tạp

(GLO)- Những ngày qua, Gia Lai ghi nhận nhiều ca bệnh sởi ở trẻ em và người lớn. Hiện bệnh sởi đang diễn biến phức tạp. Nhiều trường hợp chủ quan, không kịp thời phát hiện bệnh đã trở thành nguồn lây cho gia đình và cộng đồng.

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Diễn biến dịch cúm nghiêm trọng ở Mỹ

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cảnh báo tình hình bệnh cúm trong tuần đầu tháng 2 cao hơn hoặc tương đương với thời điểm cao nhất của mùa cúm và số ca nhập viện cũng như tử vong đều tăng.

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Vì sao tập thể dục lại tốt cho não?

Nhiều nghiên cứu cho thấy tập thể dục giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường và ung thư. Tuy nhiên, chúng ta thường bỏ qua vai trò của việc tập thể dục trong việc giúp não khỏe mạnh.

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Nhiễm cúm rồi có cần tiêm vắc xin?

Thời điểm lây lan mạnh nhất của virus cúm thường rơi vào khoảng 3 - 4 ngày đầu tiên của bệnh. Nếu trẻ đang bị cúm, bạn nên chờ cho đến khi trẻ hoàn toàn khỏi bệnh trước khi tiêm vắc xin cúm.

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

Nơi hy vọng chưa bao giờ tắt

(GLO)- Với chức năng điều trị bệnh nhân nặng, nguy kịch, các y-bác sĩ Khoa Nội 12 (Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Quân y 211) luôn trong tâm thế sẵn sàng nhận nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tại đây, niềm hy vọng chưa bao giờ tắt dù bệnh nhân đang trong tình huống “thập tử nhất sinh”.

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bị cúm có nên ngủ máy lạnh?

Bên cạnh các yếu tố phòng ngừa cúm mùa như dinh dưỡng, vệ sinh, tập thể dục tăng đề kháng…, thì nhiệt độ khi ngủ cũng đóng vai trò quan trọng, nhất là đối với những người có thói quen ngủ máy lạnh.