Rời Mỹ, Tổng thống Joe Biden phát biểu chắc nịch về chuyện vỡ nợ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 17-5 cho biết ông tin tưởng rằng ông và các nhà lập pháp hàng đầu của cả hai đảng sẽ đạt được thỏa thuận về ngân sách. Ông Biden khẳng định Mỹ sẽ không vỡ nợ.

Phát biểu trước khi tới Nhật Bản tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), ông Biden cho biết các nhà đàm phán nợ sẽ gặp nhau. Ông sẽ liên lạc chặt chẽ với với đội ngũ của mình cũng như lãnh đạo quốc hội trong thời gian ở Nhật Bản.

Ông Biden khẳng định: "Các bên đều hiểu được những hậu quả của việc không thanh toán được các hóa đơn nợ và điều này sẽ là một thảm họa đối với nền kinh tế và người dân Mỹ. Chúng tôi cũng nhất trí sẽ chỉ định các quan chức cấp cao tiếp tục thảo luận để giải quyết các bất đồng".

Ông Biden nói ngắn gọn tại Nhà Trắng: "Tôi tin tưởng rằng chúng ta sẽ đạt được thỏa thuận cần thiết về ngân sách và nước Mỹ sẽ không vỡ nợ".

Trước đó, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy cũng cho biết: "Tôi nghĩ là đến cuối cùng, chúng ta sẽ không vỡ nợ".

Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, ngày 17-5. Ảnh: AP

Tổng thống Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng, ngày 17-5. Ảnh: AP

Tổng thống Biden và các nhà lãnh đạo quốc hội bao gồm cả Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy đã tổ chức 2 vòng đàm phán trực tiếp về một thỏa thuận nâng trần nợ. Cách nay không lâu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen cho rằng để tránh vỡ nợ, trần nợ bắt buộc phải được nâng trước khi qua ngày 1-6.

Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy thuộc Đảng Cộng hòa đã đổ lỗi cho nhau về tình trạng bế tắc trần nợ trong nhiều tuần.

Theo hãng tin AP, ông Biden dự định trở lại Mỹ vào cuối tuần với hy vọng thông qua một thỏa thuận vững chắc. Ông Biden dự kiến tổ chức cuộc họp báo vào ngày 21-5, tức là sau khi trở về từ châu Á, để cập nhật thông tin mới nhất về các cuộc đàm phán.

Giữa lúc các thành viên đảng Cộng hòa chỉ trích ông Biden vì đã rời Washington tới châu Á vào ngày 17-5, Tổng thống Biden cho biết ông có "việc phải làm" trên trường quốc tế, nhấn mạnh tầm quan trọng của G7.

Trước đó, ông Biden đã phải hoãn chuyến thăm Papua New Guinea và tham dự thượng đỉnh nhóm Bộ Tứ ở Úc để tập trung giải quyết vấn đề trần nợ công trong nước.

Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tại cuộc đàm phán về mức trần nợ công hôm 9-5. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Joe Biden cùng Lãnh đạo phe thiểu số tại Thượng viện Mitch McConnell và Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy tại cuộc đàm phán về mức trần nợ công hôm 9-5. Ảnh: Reuters

Kênh CNBC cho rằng phát biểu của hai ông McCarthy và Biden là dấu hiệu mới nhất cho thấy các cuộc đàm phán, vốn đã bị đình trệ trong nhiều tháng qua, đang chuyển sang giai đoạn nghiêm túc, có khả năng tiến gần hơn đến một thỏa thuận.

Trong các cuộc phỏng vấn riêng với CNBC ngày 17-5, ông McCarthy và Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Hakeem Jeffries nhất trí rằng các cuộc đàm phán đang tiến triển nhưng cả hai vẫn giữ nguyên quan điểm của mình.

Ông Jeffries gọi yêu cầu kép của Đảng Cộng hòa là "không phù hợp", nhưng vẫn lạc quan về các cuộc đàm phán. Ông Jeffries nói: "Cuộc họp diễn ra rất tích cực. Mọi người bình tĩnh. Chúng tôi thảo luận thẳng thắn và tôi lạc quan rằng chúng tôi sẽ tìm thấy điểm chung trong một hoặc hai tuần tới".

Hiện mức trần nợ của Mỹ là 31,4 ngàn tỉ USD và sắp bị vượt qua.

Có thể bạn quan tâm

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

Oman là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên đánh thuế thu nhập cá nhân từ năm 2028

(GLO)-Các quốc gia vùng Vịnh từ lâu nổi tiếng với chính sách trợ cấp cho người dân từ nguồn thu dầu khí và thu hút lao động nước ngoài, bằng cách không đánh thuế thu nhập cá nhân. Tuy nhiên, Oman sẽ là quốc gia Arab đầu tiên thay đổi sau khi chính sách thuế mới có hiệu lực từ năm 2028.

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

Cựu Tổng thống Hàn Quốc cáo buộc lệnh bắt giữ ông vi phạm nghiêm trọng về pháp lý

(GLO)- Ngày 25-6, nhóm luật sư đại diện cho cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã nộp văn bản lên Tòa án Quận Trung tâm Seoul phản đối lại lệnh bắt giữ do công tố viên đặc biệt đệ trình, đồng thời cáo buộc lệnh này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc tố tụng và quyền được bào chữa của ông.

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

Liên quan gì giữa xung đột Nga- Ukraine và Israel- Iran?

(GLO)- Xung đột Nga- Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi cả 2 sắp bước vào cuộc đàm phán thứ 3. Israel và Iran sau 12 ngày nã đạn vào nhau, bên cạnh quyết định tấn công của Mỹ vào Tehran cũng đã tạm ngừng. Liệu có mối liên hệ gì giữa cuộc chiến ở châu Âu và cuộc chiến ở Trung Đông?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

LHQ ở đâu trong cuộc xung đột Israel- Iran?

(GLO)- Sau khi Mỹ quyết định tấn công 3 cơ sở hạt nhân, Tehran đã phóng một loạt tên lửa và UAV vào Israel. Ten Aviv sau đó đáp trả bằng việc không kích vào thủ đô Tehran và một số khu vực. Căng thẳng chưa hết gia tăng trong khi vai trò của LHQ có phần mờ nhạt.

null