Rau Tết rớt giá thê thảm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chưa đầy 2 tuần nữa là đến Tết Giáp Ngọ, tưởng chừng thời gian này, nông dân các vựa rau sẽ tất bật chăm sóc, chuẩn bị nguồn rau sạch để phục vụ 3 ngày tết. Nhưng thực tế lại không như ước muốn, khi giá rau xanh đang xuống thấp khiến nhiều hộ trồng rau tại xã An Phú-thành phố Pleku đành “quặn lòng” phá bỏ vườn rau, giải phóng đất chờ vụ trồng rau mới. Nhiều nông hộ trồng rau đang chào đón một cái Tết buồn bã vì mùa vụ thất thu.

Cày lấp… rau thu hoạch

Theo thống kê của Văn phòng UBND xã An Phú, ngoài diện tích gieo trồng các loại cây trồng khác, toàn xã này có 1.075 ha đất thường xuyên trồng rau, màu các loại như cải ngọt; khổ qua; dưa leo; hành; rau cúc…

 

Người dân thu hoạch đậu cô ve. Ảnh: Nguyễn Diệp
Người dân thu hoạch đậu cô ve. Ảnh: Nguyễn Diệp

Theo kinh nghiệm của những người trồng rau, việc trồng các loại rau cung cấp cho thị trường Tết bắt đầu từ tháng 11 (Âm lịch) và tiêu thụ đến ngày 20 tháng Chạp. Thế nhưng từ cuối tháng 11 (Âm lịch) đến nay giá rau xanh các loại như cải ngọt, rau cúc, rau ngò, bắp sú… trên thị trường giảm mạnh khiến nhiều hộ trồng rau khốn đốn vì giá rau xuống quá thấp. Hiện tại giá cải ngọt chỉ còn từ 500-1.000 đồng/kg; hành lá 2.000 đồng/kg; đậu ve 3.500 đồng/kg; bắp sú 1.000 đồng/kg… với mức giá này buộc nhiều hộ gia đình trồng rau phải “bơm thuốc cháy” hoặc “cày bỏ” vườn rau đã đến kỳ thu hoạch để giải phóng đất, chờ vụ trồng mới. Vì nếu có thu hoạch bán đi cũng không đủ chi phí và cho thì không ai nhận.  

Đang tất bật cùng những người làm công hái đậu ve, ông Võ Văn Đông- thôn 2 buồn bã nói: “Gia đình tôi có 1,8 ha đất chuyên trồng đậu ve, dưa leo, khổ qua, hành lá… Tuy nhiên hiện nay việc tiêu thụ các loại rau gặp rất nhiều khó khăn. Dù bạn hàng lâu năm vẫn thu mua hết nhưng do giá rau quá rẻ. Nhiều hộ đành cảy bỏ rau xanh vì nếu có thu hoạch bán cũng sẽ lỗ thêm. Lỗ nhất là cây hành khi mua hành giống với mức giá 50.000 đồng/kg về trồng để bán Tết. Nhưng hiện giờ giá chỉ còn 1.000-2.000 đồng/kg, riêng gia đình tôi lỗ đến 28 triệu đồng. Hiện tại gia đình chỉ tập trung thu hoạch đậu ve, khi thuê 8 người hái với giá tiền công mỗi ngày 120.000 đồng/người/ ngày để hái bán cho thương lái mỗi ngày gần 5 tạ đậu ve. Dù giá chỉ còn 3.500 đồng/kg cũng đành chấp nhận bán để lấy lại tiền giống”.

 

Hành lá tươi tốt nhưng giá bán rất rẻ. Ảnh: Nguyễn Diệp
Hành lá tươi tốt nhưng giá bán rất rẻ. Ảnh: Nguyễn Diệp

Mùa rau Tết năm nay trên địa bàn xã An Phú đã thất bại nặng nề. Cả xã cũng đã có vài ha các loại rau xanh trồng đến ngày thu hoạch lại cày bỏ… ủ làm phân. Tôi vừa mới bơm thuốc cháy cho hơn 1 sào cải ngọt và vườn đứa con trai cũng chuẩn bị bỏ hơn sào rau ngò vì có để cũng chẳng ai mua… Làm nhà nông dễ thâm nợ lắm. Không biết lấy gì để mua sắm trong Tết này đây, cả năm cặm cụi bán mặt cho đất bán lưng cho trời… làm nhiều mà không thu được bao nhiêu”. Đó là lời tỏ bày của ông Trần Ngọc Thanh- thôn 3 về tình cảnh hiện nay của người trồng rau trên địa bàn xã An Phú.

Cần lắm một thị trường ổn định

 

Nhiều hộ phá bỏ chuyển sang trồng khổ qua phục vụ sau Tết. Ảnh: Nguyễn Diệp
Nhiều hộ phá bỏ chuyển sang trồng khổ qua phục vụ sau Tết. Ảnh: Nguyễn Diệp

Không chỉ vựa rau An Phú, mà theo nhiều nông dân, hiện nay các làng chuyên trồng rau như Đak Pơ, An Khê… cũng đang gặp rất nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ. Ngoài thị trường trong tỉnh, tập trung chủ yếu là thành phố Pleiku, còn lại tiêu thụ tại các tỉnh Bình Định, Quảng Ngãi, Huế, Đà Nẵng… Theo ý kiến của người trồng rau, hiện nay do nguồn cung đã vượt cầu vì vậy việc mua bán hiện nay gặp nhiều khó khăn.

Phó Chủ tịch UBND xã An Phú Hồ Văn Khương nói: “Trước tình hình giá rau xanh đang xuống thấp từng ngày khiến cuộc sống người dân trên địa bàn xã gặp rất nhiều khó khăn. Thời gian qua, UBND xã đã đi liên hệ với các doanh nghiệp kinh doanh rau sạch, siêu thị để hỏi và tìm đầu ra giúp người dân.

Tuy nhiên, hầu hết các đầu mối lớn này đều không đáp ứng yêu cầu do tình hình chung là giá rau xanh đang xuống mức thấp nhất. Người trồng rau trên địa bàn xã hiện đang lao đao vì giá rau xanh rớt thê thảm quá. Hiện tại dù hàng hóa phục vụ tết đã chuẩn bị nhiều nhưng người dân không có sức mua như mọi năm. Đây là điều rất đáng buồn”.

Nguyễn Diệp

Có thể bạn quan tâm

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Thành phố Kon Tum vào vụ hoa Tết

Còn hơn 2 tháng nữa mới tới Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhưng thời điểm này, người dân trồng hoa tại thành phố Kon Tum đang tất bật gieo trồng, chăm sóc cây hoa để phục vụ thị trường, với hy vọng sẽ có một vụ hoa Tết thành công.

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

Gia Lai được cấp mới 15 mã số vùng trồng xuất khẩu

(GLO)- Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, năm 2024, toàn tỉnh có 15 mã số vùng trồng xuất khẩu được cấp mới với diện tích 332,09 ha xuất khẩu trên thị trường Trung Quốc và 4 mã số cơ sở đóng gói nông sản phục vụ xuất khẩu với tổng công suất 155 tấn quả tươi/ngày.

Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hà Duy

Liên kết sản xuất phục vụ xuất khẩu

(GLO)- Việc liên kết sản xuất đang được các doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh Gia Lai chú trọng nhằm tạo nguồn nông sản chất lượng phục vụ xuất khẩu. Nhờ đó, nông sản của tỉnh đã thâm nhập thị trường của gần 50 quốc gia trên thế giới.