Rau sạch vẫn bán đều trong những ngày dịch Covid - 19

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ông Dương Tấn Thoại - Tổ trưởng Tổ hợp tác rau an toàn Phú Vinh (thôn 3, xã Hòa Phú, TP.Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk) cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh viêm phổi cấp do Covid-19, hơn 1 tháng trở lại đây, hầu hết các vườn rau trong vùng đều sản xuất cầm chừng. Nhưng vườn rau của bà Lương Thị Hạnh (thành viên tổ viên tổ hợp tác) vẫn xuất hàng đều đều.
 

 Cỏ dại trong vườn rau sạch của gia đình bà Lương Thị Hạnh được làm sạch thủ công. Ảnh: P.L
Cỏ dại trong vườn rau sạch của gia đình bà Lương Thị Hạnh được làm sạch thủ công. Ảnh: P.L



Tuy nhiên, để có được kết quả đó, bà Hạnh đã kiên trì làm rau “chuẩn sạch” từ 6 năm trước. Thời điểm đó, trong khi đầu ra của sản phẩm là nỗi trăn trở của các thành viên của tổ hợp tác thì diện tích trồng rau của gia đình bà Hạnh đã có đầu ra ổn định.

Bà Lương Thị Hạnh cho biết, trong một lần cán bộ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đăk Lăk xuống khảo sát vùng sản xuất để cấp chứng nhận VietGAP cho tổ hợp tác, đại diện một cửa hàng thực phẩm sạch tại TP.HCM đã lấy mẫu rau tại vườn của gia đình. Sau khi kiểm tra các chỉ số dư lượng chất hóa học đạt chuẩn, cửa hàng này đã nhận bao tiêu sản phẩm rau sạch của bà Hạnh. Theo bà Hạnh, để làm “chuẩn sạch”, rau trồng phải đảm bảo không phun xịt các loại thuốc, phân hóa học.

“Để chống côn trùng có hại, tôi tự chế nước phun từ ớt, hành, tỏi, thuốc lào. Chỉ khi rau bị bệnh hại quá nặng tôi mới dùng đến chế phẩm sinh học. Còn nguồn phân bón trong vườn hoàn toàn là phân chuồng, được ủ hoai bằng men vi sinh” - bà Hạnh cho biết.

Hiện gia đình bà Hạnh có 1.200m2 trồng các loại rau ăn lá, rau gia vị và rau lấy củ. Điều đặc biệt là tất cả các chế phẩm sử dụng cho rau tại vườn bà Hạnh đều được cửa hàng thu mua cung cấp miễn phí. Trung bình mỗi ngày vườn rau sạch của bà Hạnh cung cấp 40 - 50kg rau các loại. Bà Hạnh cho biết đã có vài đơn vị chuyên cung ứng rau sạch của Nhật Bản muốn thu mua rau sạch, nhưng do rau chuẩn sạch không dễ làm, sản lượng không đủ đáp ứng nên gia đình bà đành từ chối.

Được biết, năm 2019 vừa qua, thông qua tổ hợp tác rau an toàn Phú Vinh, gia đình bà Hạnh được UBND TP.Buôn Ma Thuột hỗ trợ một phần nguồn vốn đối ứng để xây dựng nhà lưới, hệ thống tưới phun sương tự động. Với sự hỗ trợ của thành phố, bà Hạnh đã đầu tư thêm để làm nhà lưới, lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương trên toàn bộ diện tích trồng rau sạch của gia đình.

Bà Hạnh cho rằng rau trồng trong nhà lưới sẽ hạn chế được sâu bọ, côn trùng phá hoại, còn hệ thống phun sương tự động giúp tiết kiệm nước tưới, đặc biệt hữu ích trong mùa khô hạn ở Đăk Lăk.

Theo nhiều nông dân tại vùng chuyên canh rau Hòa Phú, làm rau chuẩn sạch như bà Hạnh không hề dễ dàng. Trồng rau chuẩn sạch nôm na là không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng cũng môi trường đất, nước, không khí xung quanh. Nhưng cái khó nhất trong sản xuất rau sạch là xử lý sâu hại, côn trùng, rệp sáp… Nếu người trồng chậm trễ hoặc bất lực vài ngày, cả vườn rau sẽ bị phá hoại, lụi tàn, không thể phục hồi. Đó cũng là lý do vì sao đến nay sản lượng rau sạch vẫn chưa nhiều, giá thành sản xuất còn cao.

 

Theo Phạm Ly (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

Nông dân Ia Blứ trồng hoa hòe theo tiêu chuẩn VietGAP

(GLO)- Nhận thấy việc trồng cây hoa hòe mang lại thu nhập ổn định cho người dân trên địa bàn, xã Ia Blứ (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) đã chủ động hỗ trợ bà con nông dân kỹ thuật chăm sóc theo tiêu chuẩn VietGAP và đăng ký chứng nhận sản phẩm OCOP để nâng cao giá trị nông sản.

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

Những tỷ phú mía ở Pờ Tó

(GLO)- Mặc dù trải qua không ít khó khăn nhưng nhiều nông dân vẫn gắn bó với cây mía và xây dựng cánh đồng mía lớn. Nhờ đưa cơ giới hóa vào sản xuất, cây mía đã giúp nhiều hộ dân ở Pờ Tó (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) trở thành tỷ phú.

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

Nguy cơ mất mùa sầu riêng

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, thời tiết trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến thất thường đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa, đậu quả của cây sầu riêng. Người trồng sầu riêng đang đối diện với nỗi lo mất mùa.

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa đánh giá 13 sản phẩm OCOP

(GLO)- Sáng 13-5, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Krông Pa tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp huyện thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm năm 2025 cho 13 sản phẩm (3 sản phẩm đánh giá lại) của 5 chủ thể.

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang. Ảnh: Ngọc Minh

Vải ngọt đầu mùa ở Kbang

(GLO)- Từ cuối tháng 4 đến nay, một số nhà vườn ở huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) bắt đầu thu hoạch những chùm vải chín. Vải đầu mùa mọng ngọt dễ tiêu thụ, bán được giá, người trồng vải vui mừng và tin tưởng một vụ vải thắng lợi.

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hợp tác xã Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang: Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).

Anh Thuế bên vườn cà phê tái canh của gia đình

Kiểm soát vật tư đầu vào phục vụ tái canh cà phê

(GLO)- Gia Lai hiện có hơn 106 ngàn ha cà phê. Theo kế hoạch, năm 2025, toàn tỉnh tái canh 2.370 ha và ghép cải tạo 30 ha cà phê. Hiện ngành nông nghiệp và các địa phương trong tỉnh đang tăng cường kiểm soát chất lượng các vật tư đầu vào nhằm giúp nông dân thực hiện chương trình tái canh hiệu quả.

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

Xuất khẩu nông sản: Từ lợi thế địa phương đến sân chơi toàn cầu

(GLO)- Đẩy mạnh xuất khẩu nông sản là hướng đi chiến lược để nâng cao giá trị, mở rộng thị trường và thúc đẩy nông nghiệp phát triển bền vững. Vì vậy, cần chuyển hóa lợi thế nông sản địa phương thành năng lực cạnh tranh thực thụ để đủ sức vươn xa trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Các sản phẩm OCOP của HTX Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (ảnh đơn vị cung cấp).

Tự tin tham gia đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

(GLO)- Sau nhiều nỗ lực, Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp và dịch vụ Nam Yang (huyện Đak Đoa) đã xây dựng thành công 5 sản phẩm cà phê và hồ tiêu đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện các sản phẩm này đang được hoàn thiện hồ sơ đề nghị Trung ương đánh giá, công nhận OCOP cấp quốc gia (OCOP 5 sao).