Rah Lan Tlong, người “thổi hồn” cho tượng gỗ dân gian

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Với niềm đam mê cùng đôi tay khéo léo và óc sáng tạo, ông Rah Lan Tlong (buôn Du, xã Chư Rcăm, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) đã “thổi hồn” cho những bức tượng gỗ dân gian Jrai, góp phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Sinh ra trong gia đình có truyền thống tạc tượng, từ nhỏ, ông Rah Lan Tlong đã quen với tiếng đục trên những thân gỗ. Lên 7 tuổi, cậu bé Tlong ngày ngày xem ông ngoại tạc tượng mà không biết chán; thậm chí còn xin theo chân ông ngoại đi đốn cây, học cách chọn gỗ. Lớn thêm một chút, ông Tlong được giao những công việc đơn giản như vót gỗ, sơn màu.

Dần dần, ông học cách cầm đục, rìu và làm quen với những đường nét cơ bản. Năm 15 tuổi, ông Tlong bắt đầu tự tay tạc nên những bức tượng đầu tiên.

Nhớ lại những ngày đầu tạc tượng, ông Tlong cười hiền nói: “Hồi đó, tay mới cầm đục, cứ đè vào gỗ là trượt, chẳng ra hình thù gì. Ông ngoại phải chỉ cho mình cách đặt đục, đẽo như thế nào để không bị trúng vào tay. Tập lâu thành quen, càng làm, mình càng hăng say”.

Tùy vào kích thước gỗ và độ phức tạp của bức tượng mà ông mất 1-2 ngày để tạc những bức tượng đơn giản và gần 1 tuần để hoàn thành sản phẩm khó hơn. Những bức tượng gỗ của ông chứa đựng hồn cốt của núi rừng Tây Nguyên, phản ánh sinh động đời sống và tâm hồn của người Jrai.

1-1457.jpg
Ông Rah Lan Tlong (ở giữa) chia sẻ về các công đoạn tạc tượng gỗ. Ảnh: L.H

Theo ông Tlong, để hoàn thành một bức tượng phải trải qua nhiều công đoạn. Loại gỗ được dùng để tạc tượng thường là gỗ sao, gỗ hương, dầu… Đây là những loại gỗ có độ bền cao, ít bị mối mọt và dễ đục đẽo.

Vì thế, trước đây, ông thường vào rừng để tự tay chọn những thân gỗ phù hợp, vừa chắc chắn, vừa có thớ đẹp để khi tạc lên vân gỗ hiện rõ và tạo được chiều sâu cho tác phẩm. Sau khi chọn được gỗ, ông tiến hành phác thảo hình dáng tượng bằng những vết khắc nhẹ trên thân gỗ theo kinh nghiệm và trí tưởng tượng của mình. Khi đã tạo dáng thô cho tượng, ông tiếp tục dùng các loại đục để đi vào chi tiết.

“Chạm khắc chi tiết là giai đoạn quan trọng nhất, đòi hỏi sự khéo léo và tỉ mỉ. Chẳng hạn, với bức tượng người mẹ cõng con hay người đánh trống, mình cần chú trọng đến thần thái, cử chỉ của nhân vật; từ đó, truyền tải câu chuyện, cảm xúc thông qua bức tượng”-ông Tlong chia sẻ.

mot-buc-tuong-do-ong-tlong-che-tac-anh-lac-ha.jpg
Một bức tượng do ông Tlong chế tác. Ảnh: L.H

Hiện nay, ông Tlong đã tạc được hơn 100 bức tượng, chủ yếu tái hiện những hình ảnh quen thuộc trong đời sống hàng ngày của người Jrai như: mẹ cõng con, đánh trống, giã gạo, muông thú... Phần lớn những bức tượng trang trí nhà mồ trong buôn Du đều do ông chế tác. Với người Jrai, chết không phải là hết mà về với Yàng, với Atâu. Việc trang trí tượng gỗ quanh nhà mồ để người sống bày tỏ niềm tiếc thương với người chết. Ngoài ra, người Jrai quan niệm rằng, những bức tượng này sẽ bầu bạn, hầu hạ những người đã khuất ở thế giới bên kia.

Năm 2023, ông Tlong tham gia và đạt giải nhất phần thi tạc tượng trong Ngày hội Văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số lần thứ nhất huyện Krông Pa. Sau đó, ông còn được xã, huyện “chọn mặt gửi vàng” cử đi thi tạc tượng gỗ dân gian và trình diễn trong các dịp lễ, hội do các cấp, ngành của tỉnh tổ chức.

Trao đổi với P.V, anh Hiao Khanh-Trưởng thôn Du-cho biết: “Ông Rah Lan Tlong là người hiếm hoi của buôn còn giữ nghề tạc tượng truyền thống. Ông không chỉ tạc tượng nhanh mà tác phẩm của ông còn đẹp và sắc sảo. Với niềm đam mê và sự tận tâm, ông đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa tạc tượng gỗ của người Jrai tại địa phương. Chúng tôi đang khuyến khích thanh niên trong buôn theo ông Tlong học tạc tượng để gìn giữ nét văn hóa truyền thống tốt đẹp này”.

Có thể bạn quan tâm

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

Âm sắc Tây Nguyên trên quê Bác

(GLO)- Từ ngày 16 đến 20-5, gần 40 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân Gia Lai đã tham gia 2 sự kiện vô cùng ý nghĩa tại tỉnh Nghệ An. Đó là hội diễn nghệ thuật quần chúng “Tiếng hát Làng Sen” và triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” năm 2025.

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Khai mạc triển lãm ảnh “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023); 47 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5/1978 - 18/5/2025), sáng 12-5, Bảo tàng tỉnh Bình Định phối hợp Bảo tàng Quang Trung khai mạc triển lãm ảnh chủ đề “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Bình Định - Sắc màu hội tụ”.

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

Thơ Nguyễn Thanh Mừng: Gia Lai một hai ba

(GLO)- "Gia Lai một hai ba" của Nguyễn Thanh Mừng dẫn người đọc qua những nẻo đường dốc đèo, qua tiếng thác reo và chiêng cồng, để gặp lại khí phách người xưa. Mỗi hình ảnh, mỗi nhịp thơ là một lát cắt vừa hoang sơ, vừa tự hào về bản sắc không thể phai mờ của đại ngàn Tây Nguyên.

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

Thơ Lê Thành Văn: Nghe con đọc thơ về Tổ quốc

(GLO)- Trong bài thơ "Nghe con đọc thơ về Tổ quốc", tác giả Lê Thành Văn để mạch cảm xúc tuôn chảy tự nhiên: từ sự rưng rưng khi nhớ về chiến tranh đến niềm tin lặng lẽ gửi gắm vào thế hệ mai sau. Bài thơ như một nhịp cầu nối liền quá khứ đau thương và hiện tại bình yên.

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

Thơ Lê Vi Thủy: Biên cương mùa gió

(GLO)- Giữa những cơn gió xào xạc của núi rừng Tây Nguyên bỏng rát, bài thơ “Biên cương mùa gió” của Lê Vi Thủy như thổi vào lòng người nỗi xúc động lặng thầm. Từ ánh mắt trẻ thơ đến no ấm buôn làng và những giọt mồ hôi người lính, tất cả hòa quyện trong khát vọng yên bình nơi địa đầu Tổ quốc.

Tổ quốc trong tim

Thơ Lenguyen: Tổ quốc trong tim

(GLO)- Bài thơ “Tổ quốc trong tim” của tác giả Lenguyen là lời tri ân sâu sắc với cha ông đã hy sinh vì độc lập dân tộc. Từ Cửu Long đến Trường Sơn, từ Điện Biên đến Sài Gòn, một Việt Nam bất khuất vươn lên giữa máu và hoa, rạng ngời sắc cờ Tổ quốc.

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

Thơ Đào An Duyên: Lòng quê

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, bài thơ "Lòng quê" của tác giả Đào An Duyên là tiếng vọng thầm lặng mà day dứt. Người xa quê, dù ở đâu chăng nữa vẫn mang trong tim nỗi nhớ cội nguồn. Qua hình ảnh nước xuôi nước ngược, bài thơ gợi về sự gắn bó thiêng liêng giữa con người và quê hương.

Người nặng lòng với dân ca Tày

Người nặng lòng với dân ca Tày

(GLO)-Hơn 30 năm kể từ ngày rời quê hương Cao Bằng vào Gia Lai lập nghiệp, ông Mã Văn Chức (SN 1961, tổ 3, thị trấn Phú Thiện) vẫn nặng lòng với văn hóa dân tộc Tày. Hơn 100 bài hát đã được ông sáng tác theo làn điệu dân ca Tày với mong muốn “giữ lửa” cho âm nhạc dân gian.

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

Thơ Lữ Hồng: Những gương mặt hoa cài

(GLO)- Bằng hình ảnh thiên nhiên giàu biểu cảm, bài thơ "Những gương mặt hoa cài" của Lữ Hồng gợi nên vẻ đẹp bình yên ẩn sâu trong nhịp sống phố thị. Lời thơ không chỉ là hoài niệm, mà còn là nơi gửi gắm tình yêu, ký ức và những giấc mơ không lời giữa tháng năm xoay vần.