Quyền lên mạng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thời đại bùng nổ thông tin nên tiếp cận và sử dụng internet, mạng xã hội (MXH) như Facebook, Zalo, Twitter… là chuyện bình thường, nhu cầu có tính chất xã hội. Không quá khi nói nhu cầu này như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Giá trị tích cực mà MXH mang lại là điều không phải bàn cãi và sử dụng nó là nhu cầu chính đáng của con người. Nó không chỉ giúp tiếp cận nguồn thông tin vô cùng vô tận một cách nhanh nhất mà còn đáp ứng nhu cầu giải trí, giao lưu, chia sẻ... của con người.
Cũng như số đông, mỗi ngày giới làm nghề chúng tôi đều có không dưới vài ba tiếng đồng hồ lướt web, “cày” mạng. Mỗi ngày của giới công chức, viên chức gần như đầu tiên là bật máy tính, điện thoại (có khi nhiều cái cùng lúc) để xem thông tin, chỉ đạo, công việc, trước tiên là việc của cơ quan, đơn vị. Tùy nhu cầu mà mỗi người dành cho những công việc khác nhau trên mạng với quỹ thời gian khác nhau.
Với tôi, tham gia MXH, trước tiên là để làm việc, sau là giữ mối liên hệ với gia đình, anh em, bạn bè, bà con thân thiết. Với người thân ở xa, để biết họ sống như thế nào, bình an, yên ổn là mừng nhất. Đôi khi cũng chia sẻ một số hình ảnh vui vẻ, nhẹ nhàng về công việc và cuộc sống. Tôi không có nhu cầu quảng giao nên kết bạn trên Zalo hạn chế. Facebook thì không “chơi”, vì thấy “phức tạp”, “rắc rối” với thái độ, ý kiến người tham gia hơn mình tưởng.
Công nghệ, MXH có nhiều cái hay để giao tiếp, chia sẻ, làm việc nhưng thực tình mà nói là… mệt. Đầu tiên là sức khỏe. Người có tuổi dán mắt vào màn hình vi tính, điện thoại một lúc thấy nhức mỏi, hoa mắt, đầu óc căng thẳng… Thời gian gần đây, tôi liên tục thay kính. Cậu tôi là cơ sở kính thuốc khuyến cáo: đừng chủ quan, mắt sẽ kém đi rất nhanh. Không chỉ với người lớn, dán mắt vào điện thoại, ti vi, máy tính với tuổi nào cũng hại, nhất là trẻ em. Nhiều chuyên gia cho rằng, có thể loạn thần, stress nặng, trầm cảm… khi lạm dụng chúng. Và thực tế, hậu quả còn nặng nề hơn, như đã xảy ra với không ít trường hợp.
Nói về nhu cầu và tác dụng của mạng MXH, không hồ đồ để có thể khẳng định, trước tiên, nó đã rất hữu ích với một người bạn của tôi. Cách đây chừng 5 năm, anh phát hiện mắc một căn bệnh hiểm nghèo. Thời điểm ấy, anh may mắn tiếp cận tiến bộ y khoa thế giới chuyển giao cho một bệnh viện chuyên khoa lớn ở TP. Hồ Chí Minh, dù bản thân, gia đình, bạn bè không đặt nhiều hy vọng. Lúc đó, anh bi quan, chán nản, bế tắc, than thở, trách hờn, đóng cửa giam mình trong phòng… mặc cho vợ con, anh em, bạn bè động viên, khuyên nhủ. Rất may là không lâu sau đó, anh “ngộ” ra thái độ sống như thế chẳng ích gì, chỉ hại mình, bệnh càng thêm nặng. Chỉ có niềm tin cuộc sống, yêu thương và cảm ơn cuộc đời mới là cứu cánh. Vẫn điều trị theo phác đồ của thầy thuốc, anh chọn di chuyển thăm thú, gặp gỡ, giao lưu với bạn bè. Đặc biệt, dù không giỏi nhưng vài ba ngày anh làm một bài thơ như để tự khích lệ, truyền cảm hứng, động lực cho mình. Tất cả anh đều chia sẻ lên mạng và nhận được rất nhiều “tim” yêu thương, bình luận tích cực. Từ đó đến nay, anh đã có hàng ngàn bài thơ, chủ yếu là thơ tình, cho mình! Rõ ràng, MXH đã giúp anh xác định thái độ sống tích cực, làm điều có ích trước tiên với bản thân, đưa anh đến với thế giới rộng lớn, kết giao với nhiều người.
Vậy nhưng, ở mặt khác, người viết không đồng tình, không hài lòng, ngay cả với bạn bè khi sử dụng MXH. Lướt qua MXH mỗi ngày đều thấy xuất hiện rất nhiều hình ảnh, lời lẽ “lợn cợn”, khó chịu, phản cảm, rất khó chấp nhận. Đành rằng, “xã hội”, “mỗi người mười ý”, nhưng mẫu số chung xã hội nào, con người ở thời đại nào cũng phải hướng tới là sự yêu thương, thông cảm, hiểu biết (pháp luật và đạo đức) và ứng xử sao cho văn hóa. Vậy thì có điều gì bất ổn chăng trong chúng ta trên MXH?
Để hạn chế mặt trái và bất ổn, bên cạnh thực hiện nghiêm Luật An ninh mạng vẫn cần hoàn thiện hệ thống luật pháp đồng bộ về vấn đề này. Cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ hơn thông qua điều khoản pháp lý nghiêm khắc về trách nhiệm cá nhân tham gia MXH. Các cơ quan chức năng, các đoàn thể, tổ chức nghề nghiệp xây dựng chế tài, quy định của cơ quan, tổ chức mình để điều chỉnh hành vi, phát ngôn, việc làm của người tham gia MXH do mình quản lý vì lợi ích chung. Đặc biệt, xử lý nghiêm những hành vi cố tình sử dụng MXH để tuyên truyền, thông tin sai sự thật, kích động, kỳ thị, làm tổn hại tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng đến tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Mỗi người tham gia MXH phải hiểu biết quy định pháp luật về lĩnh vực này, hiểu rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong tổ chức, cộng đồng, nhất là người làm trong lĩnh vực truyền thông, báo chí, văn nghệ sĩ, những người có ảnh hưởng dẫn dắt số đông tuân thủ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hãy tham gia MXH với ý thức tôn trọng và xây dựng, làm-viết-nói những gì pháp luật không ngăn cấm. Không chỉ nêu cao trách nhiệm, người tham gia MXH còn thể hiện bản lĩnh, khả năng truyền kinh nghiệm, kiến thức, động lực và niềm tin cho người khác.
THẤT SƠN
 

Có thể bạn quan tâm

Gió lốc làm 11 nhà dân tại làng Beng, xã Ia Chiă bị tốc mái. Ảnh: địa phương cung cấp

Lốc xoáy gây tốc mái nhiều nhà dân

(GLO)- Ông Nguyễn Văn Lựu-Phó Chủ tịch UBND xã Ia Chiă (huyện Ia Grai) cho biết, sáng ngày 7-5, một trận mưa lớn kèm lốc xoáy xảy ra trên địa bàn đã khiến 15 nhà dân và 1 nhà công vụ Trường THCS Lê Hồng Phong bị tốc mái, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 162 triệu đồng.

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng làm theo Bác. Ảnh: Ngọc Minh

Cựu chiến binh Nguyễn Văn Khởi nêu gương sáng học tập và làm theo Bác

(GLO)- Phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, Cựu chiến binh (CCB) Nguyễn Văn Khởi (làng Kruối Chai, xã Yang Bắc, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) luôn nêu gương sáng trong học tập và làm theo Bác, đi đầu trong các phong trào thi đua yêu nước, lao động sản xuất giỏi và giúp đỡ đồng đội có hoàn cảnh khó khăn.

Đổi đời trên quê mới

Đổi đời trên quê mới

(GLO)- Rời quê hương Thái Bình, Cao Bằng để đến với mảnh đất Ia Hla (huyện Chư Pưh), nhiều người mang theo ước mơ đổi đời. Qua bao thăng trầm, họ đã trở thành những điển hình sản xuất giỏi ở địa phương.

Kỷ niệm với bác Núp

Kỷ niệm với bác Núp

(GLO)- Ngay tôi, tới khi lên Pleiku nhận công tác, cũng đâu nghĩ người mình gặp chiều hôm ấy, cái hôm tôi đi một vòng thám thính trước khi chính thức bước chân vào số 4 Trần Hưng Đạo, trụ sở Ty Văn hóa-Thông tin Gia Lai-Kon Tum đã gặp bác Núp rồi.

Công trình nhà máy thuỷ điện Krông Pa 2 (xã Đak Rong, huyện Kbang). Ảnh: V.T

Công bố 6 thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh an toàn đập, hồ chứa thủy điện

(GLO)- UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 413/QĐ-UBND công bố Danh mục gồm 5 thủ tục hành chính mới và 1 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh an toàn đập, hồ chứa thủy điện thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

Gia Lai có 8 huyện, thị đã thực hiện xử lý xong dữ liệu hộ tịch sai lệch

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai vừa có báo cáo gửi Văn phòng Chính phủ về tình hình, kết quả thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính tháng 4-2025. Đối với việc rà soát, xử lý sai lệch giữa Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 8 địa phương đã hoàn thành.