Quốc hội quyết điều chỉnh chương trình, đưa Luật Đất đai và các luật liên quan sớm có hiệu lực

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chiều 8/6, với 463/465 đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Trước đó, báo cáo giải trình, tiếp thu, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng cho biết, có ý kiến đề nghị làm rõ thêm sự cần thiết, tính cấp bách, khả thi của việc ban hành luật điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.

“Có ý kiến đề nghị chỉnh sửa tên Luật để chỉ rõ việc điều chỉnh thời điểm có hiệu lực của các luật chứ không nêu chung là sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật”, ông Tùng nêu.

Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, những vấn đề đại biểu Quốc hội nêu cũng là những yêu cầu mà Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội đặt ra.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng

Theo cơ quan thường trực Quốc hội, qua xem xét hồ sơ cho thấy, Luật Đất đai năm 2024, Luật Nhà ở năm 2023 và Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 có nhiều quy định đổi mới, tiến bộ, được người dân và xã hội kỳ vọng sẽ tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

“Việc sớm triển khai thi hành các luật nêu trên sẽ góp phần tháo gỡ vướng mắc, bất cập, đưa các chính sách mới đã được Quốc hội quyết định vào cuộc sống, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng đất đai; đồng thời thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, ổn định, bền vững, đẩy mạnh phát triển nhà ở, nhất là nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp”, ông Tùng nhấn mạnh.

Do đó, Ủy ban Thường vụ đề nghị Quốc hội cho bổ sung dự án luật vào Chương trình năm 2024, trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và biểu quyết thông qua ngay tại đợt 2 của kỳ họp này theo trình tự, thủ tục rút gọn; đồng thời, đề nghị Chính phủ nghiên cứu, chỉnh lý tên gọi của luật cho phù hợp với phạm vi sửa đổi là chỉ điều chỉnh thời điểm có hiệu lực thi hành của các luật sớm hơn, cụ thể là từ ngày 1/8/2024.

Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết, chiều 8/6

Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết, chiều 8/6

Đánh giá tác động kỹ lưỡng về thuế thu nhập cá nhân

Bên cạnh đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật cũng cho biết, có ý kiến đề nghị trong quá trình xây dựng các dự án luật về thuế cần chú ý lộ trình áp dụng các chính sách thuế mới để bảo đảm phù hợp với chủ trương về phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, giảm giá thành hàng hóa, dịch vụ, kích cầu tiêu dùng, tạo việc làm cho người lao động…

Về việc này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội trong quá trình soạn thảo, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý các dự án luật về thuế, nhất là Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

“Đề xuất sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân cần lưu ý đánh giá tác động kỹ lưỡng, lấy ý kiến chuyên gia, các đối tượng chịu sự điều chỉnh trực tiếp và cân nhắc thận trọng, xác định lộ trình áp dụng hợp lý, khả thi, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nguyện vọng của cử tri, nhân dân như ý kiến của vị đại biểu Quốc hội”, ông Tùng cho hay.

Theo nghị quyết được thông qua, năm 2024 sẽ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 6/2024) với các dự án: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng; Nghị quyết của Quốc hội quy định về việc giảm thuế giá trị gia tăng.

Các dự án được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) gồm: Luật Công nghiệp công nghệ số; Luật Điện lực (sửa đổi). Trường hợp dự án Luật được Chính phủ chuẩn bị tốt sẽ trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8 theo quy trình một kỳ họp với các dự án: Luật Nhà giáo; Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)…

Có thể bạn quan tâm

Gia Lai: Giao ban công tác phòng chống tham nhũng quý I-2025

Gia Lai: Giao ban công tác phòng chống tham nhũng quý I-2025

(GLO)- Sáng 28-3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tổ chức hội nghị giao ban công tác phòng-chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực qúy I-2025 và triển khai nhiệm vụ qúy II. Hội nghị được tổ chức với hình thức trực tiếp và trực tuyến kết nối điểm cầu UBND tỉnh với các địa phương cấp huyện, xã.

Đại tá Phạm Hữu Trường đã trao Giấy khen của Đảng ủy Công an tỉnh cho các tổ chức cơ sở đảng “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” năm 2024.

Đảng ủy Công an tỉnh tặng giấy khen cho 4 tập thể xuất sắc

(GLO)- Đảng ủy Công an tỉnh vừa tiến hành hội nghị lần thứ 20 nhằm đánh giá kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên các lĩnh vực công tác trong quý I; đề ra giải pháp công tác trên các lĩnh vực đảm bảo an ninh trật tự, đấu tranh phòng-chống tội phạm và xây dựng lực lượng Công an nhân dân.

Thủ tướng Thái Lan vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm

Thủ tướng Thái Lan vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm

(GLO)- Theo TTXVN tại Bangkok, sáng 26/3, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội nước này, sau phiên tranh luận bất tín nhiệm thủ tướng được tổ chức 2 ngày trước đó, với 319 phiếu tín nhiệm trên tổng số 488 nghị sĩ tham gia bỏ phiếu.

Bổ nhiệm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước khu vực 14

Bổ nhiệm Giám đốc Ngân hàng Nhà nước khu vực 14

Sáng 25/3, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố quyết định thành lập và ra mắt Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Khu vực 14, được đặt tại TP. Cần Thơ, trên cơ sở hợp nhất 5 chi nhánh tỉnh thành gồm Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Vĩnh Long.