Quốc gia di sản thế giới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Trong những lần đi châu Âu trước, vì chưa đến được Vatican nên chuyến đi vừa qua tôi quyết định đến bằng được thành quốc này. Đây là một đất nước tuy nhỏ về diện tích và dân số nhưng được coi là trung tâm văn hóa của phương Tây thời kỳ Phục hưng và hiện là trung tâm quyền lực cao nhất của Giáo hội Công giáo. Vatican được quốc tế công nhận là quốc gia nhỏ nhất thế giới và UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Đây là di sản duy nhất trên thế giới gồm trọn vẹn một quốc gia.



Với diện tích 0,44 km2, dân số 799 người (tính đến 17-12-2019), Vatican nằm lọt thỏm trong lòng thủ đô Rome, nước Cộng hòa Ý. Bốn mặt được bao bọc bởi tường thành, tách biệt giữa Ý và Vatican. Vatican có rất nhiều công trình kiến trúc thời Phục hưng mang đậm nét tôn giáo như: Bảo tàng Vatican, Thánh đường Phêrô, Nhà nguyện Sistine, Quảng trường Thánh Phêrô... nguy nga, có sức hấp dẫn đến khó cưỡng đối với những ai yêu mến nghệ thuật.

Thánh đường Phêrô. Ảnh:internet
Thánh đường Phêrô. Ảnh:internet



Vương Cung Thánh đường Phêrô là công trình lớn nhất thủ đô Rome và thành Vatican, được UNESCO xếp loại Di sản thế giới. Đứng trên nóc của thánh đường này có thể ngắm toàn cảnh TP. Vatican và Rome. Bên trong thánh đường trưng bày nhiều tác phẩm nghệ thuật quý giá, thực hiện bởi những nghệ sĩ tài hoa của nước Ý lúc bấy giờ. Nổi bật là những bức tranh khổng lồ trên trần thánh đường, 39 bức tượng thờ những vị Thánh đã cùng khai sáng ra nơi này, tượng Pietà của nghệ sĩ Michelangelo mà người Việt Nam gọi là “Đức Mẹ Sầu Bi”. Đây là Vương Cung Thánh đường lớn nhất thế giới và linh thiêng nhất của Thiên Chúa giáo, là nơi Đức Giáo hoàng hành lễ và tín đồ khắp nơi đổ về hành hương.

Quảng trường Thánh Phêrô nằm ngay trước thánh đường Phêrô, có hình elip với diện tích khoảng 2,3 ha, sức chứa trên 60.000 người. Tâm quảng trường là cây cột đá Obelisk Ai Cập. Cột này có công dụng như một chiếc đồng hồ mặt trời, vào đúng 12 giờ trưa bóng của cây cột sẽ chiếu xuống ngay giữa chiếc đĩa bằng đá cẩm thạch trắng bên dưới. Đối xứng hai bên cây cột theo hướng Nam-Bắc là 2 bồn phun nước bằng đá. Quảng trường Thánh Phêrô tiếp giáp TP. Rome về hướng Bắc. Tại đây không có tường thành bao bọc nên Vatican và Ý thống nhất có một đường biên giới ảo chạy dọc giới hạn bên ngoài quảng trường.

Trong khi Quảng trường Thánh Phêrô là một không gian mở cho những ai muốn đến thì Bảo tàng Vatican có cổng vào nằm trên đường Vaticano là không gian đóng, ai muốn vào thì phải mua vé. Bảo tàng Vatican là cơ sở thứ 2 nằm trong tổng thể thành quốc Vatican được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Theo các nhà nghiên cứu, Bảo tàng Vatican là một trong những bảo tàng lớn nhất trên thế giới, có lối kiến trúc pha trộn khéo léo giữa xưa và nay, truyền thống gắn với hiện đại. Với 12 gian nhà, 5 dãy hành lang cao 3 tầng, có tổng chiều dài khoảng 7 km, chia thành 25 tiểu mục, Bảo tàng Vatican hiện lưu giữ, trưng bày bộ sưu tập trên 70.000 tác phẩm, gồm điêu khắc, hội họa, gốm sứ và các bản đồ cổ do các đời giáo hoàng sưu tập từ thời Phục hưng, ghi dấu các nền văn minh La Mã, Hy Lạp, Ai Cập. Ngoài hiện vật trưng bày, du khách còn bị choáng ngợp bởi hàng trăm bức họa cầu kỳ do các họa sĩ tài hoa Michelangelo, Raphael, Bramante, Bernini, fazzini, Pericle vẽ trực tiếp trên những mái trần vòm cong. Những mảng tường kéo dài như bất tận, một cầu thang xoắn nằm ngay lối vào với 2 đường dốc hình xoắn đan xen, một lối dẫn lên, một lối dẫn xuống riêng biệt, giống như chuỗi xoắn ADN, tạo ra nét độc đáo không nơi nào có được...

Đến Vatican, tôi không những choáng ngợp trước vẻ đẹp kỳ vĩ của từng mảng công trình mà còn thấy rõ sự đóng góp rất lớn của di sản này cho nhân loại. Qua đó, tôi cảm nhận được những giá trị của văn hóa tâm linh và tôn giáo đối với con người. Sâu lắng hơn là mong muốn có sự bảo tồn về một thời đại Phục hưng ở nước ta.

 TRUNG ANH
 

Có thể bạn quan tâm

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

Biến sản phẩm văn hóa thành quà tặng du lịch

(GLO)- Quà lưu niệm từ sản phẩm văn hóa vừa là “sứ giả” du lịch, vừa góp phần đem lại thu nhập cho người dân. Việc tổ chức các cuộc thi tay nghề đan lát, dệt thổ cẩm nhằm tìm kiếm sản phẩm đặc sắc làm quà tặng đã góp phần nâng cao đời sống người dân và thúc đẩy du lịch nông thôn phát triển.

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

Chuyện một “công trình sư” Bahnar

(GLO)- Sau khi hoàn tất việc cắt lúa, ông Chánh thư thái ngồi trò chuyện cùng chúng tôi bên ghè rượu. Phẩm chất nghệ sĩ của người nông dân với tư cách “công trình sư” một loạt công trình, mô hình ghi dấu bản sắc văn hóa tại Quảng trường Đại Đoàn Kết (TP. Pleiku) hiện diện trước mặt chúng tôi.

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

Cần phát huy giá trị di tích: “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947”

(GLO)- Sáng 6-11, tại TP. Pleiku, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức hội thảo khoa học di tích lịch sử “Địa điểm vụ thảm sát nhân dân làng Tân Lập năm 1947, xã Kông Bơ La, huyện Kbang” nhằm hoàn thiện hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền đề nghị xếp hạng di tích quốc gia.

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

Trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống tạo ra các sản phẩm lưu niệm phục vụ du khách

(GLO)- Nằm trong khuôn khổ Tuần lễ hoa dã quỳ-núi lửa Chư Đang Ya, chiều 9-11, tại khu vực sân nhà rông làng Gri, xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Chư Păh tổ chức trao giải Cuộc thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống.

Các nghệ nhân làng Chuet 2 (phường Thắng Lợi) phục dựng lễ báo hiếu cha mẹ tại Làng Văn hóa-Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Thu

Lễ báo hiếu của người Jrai

(GLO)- Lễ báo hiếu cha mẹ là tập tục văn hóa truyền thống đã có từ xa xưa trong đời sống của cộng đồng người Jrai. Đây là dịp để những người con đền đáp công ơn sinh thành, dưỡng dục và cầu mong thần linh ban sức khỏe cho cha mẹ.

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

Bảo tồn bản sắc làng Bahnar - Kỳ cuối: Cần phát huy giá trị văn hóa truyền thống

(GLO)- Cách đây gần 18 năm, trong một số công trình điều tra văn hóa các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở TP. Pleiku thì người ta xếp một số buôn làng trong khu vực, trong đó có làng Wâu và Ktu (xã Chư Á) là làng tương đối có giá trị, đưa vào diện bảo tồn và phát triển.

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

Ngân vang giai điệu cồng chiêng

(GLO)- Suốt 1 tháng qua, sau khi hoàn tất công việc gia đình, những người nông dân Jrai chân chất, mộc mạc ở tổ 6 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) lại say sưa luyện tập đánh cồng chiêng.