Quốc gia châu Phi Somolia cấm TikTok trên toàn quốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tiếp nối làn sóng hàng loạt quốc gia trên thế giới cấm TikTok của Trung Quốc, mới đây, một quốc gia ở châu Phi là Somolia đã đưa ra lệnh cấm các ứng dụng của TikTok, Telegram và 1XBet.

Nguyên nhân mà đất nước này đưa ra lệnh cấm là do lo ngại về nội dung và tin tức giả mạo, tuyên truyền khủng bố và khả năng nghiện cờ bạc. Các nhà chức trách lo ngại gia tăng về khả năng các nền tảng này bị lạm dụng để phổ biến hình ảnh có hại và tin tức giả mạo.

Quốc gia châu Phi Somalia đã ra lệnh cấm TikTok, Telegram cùng 1XBet. Ảnh nguồn internet

Quốc gia châu Phi Somalia đã ra lệnh cấm TikTok, Telegram cùng 1XBet. Ảnh nguồn internet

Quyết định cấm này được đưa ra sau khi Tổng thống Somalia Hassan Sheikh Mohamud cho biết, nước này đang cố gắng loại bỏ al Shabaab, một nhóm hoạt động có liên kết với tổ chức khủng bố al Qaeda. Hiện tại, chưa có bình luận từ phía TikTok về lệnh cấm ở Somalia.

Trước đó, ngày 2-8, Senegal bắt đầu cấm người dân truy cập TikTok trên toàn quốc, sau đó cắt toàn bộ Internet trên thiết bị di động. Chính phủ Senegal đã áp đặt lệnh cấm TikTok trên tất cả nhà mạng. Tiếp sau đó là lệnh cắt toàn bộ Internet trên thiết bị di động.

Mặc dù có lượng người dùng đông đảo, song TikTok gặp phải làn sóng phản đối mạnh mẽ nhất trong các ứng dụng mạng xã hội từ nhiều quốc gia trên thế giới. Vào tháng 3-2023, Pháp, Hà Lan và Na Uy đã ban hành lệnh cấm cài đặt và sử dụng TikTok trên các thiết bị do chính phủ cấp vì lo ngại quyền riêng tư và bảo mật của ứng dụng này.

Năm 2020, Ấn Độ đã ban hành lệnh cấm đối với TikTok và hàng loạt ứng dụng khác của Trung Quốc, bao gồm ứng dụng nhắn tin nổi tiếng WeChat, vì những lo ngại về quyền riêng tư và bảo mật đối với các ứng dụng Trung Quốc. Từ tháng 10-2020, Pakistan cũng đã ban hành lệnh cấm tạm thời với TikTok ít nhất 4 lần với lý do lo ngại ứng dụng này truyền bá các nội dung trái đạo đức.

Chính quyền Taliban của Afghanistan đã cấm TikTok vào năm 2022 với lý do bảo vệ thanh niên khỏi "lầm đường lạc lối" và nội dung TikTok không phù hợp với luật Hồi giáo của quốc gia này.

Nghị viện châu Âu, Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu, 3 cơ quan hàng đầu của Liên minh châu Âu đều đã áp đặt lệnh cấm TikTok trên các thiết bị của nhân viên, với lý do lo ngại về an ninh mạng. Các tổ chức châu Âu cũng khuyến nghị đại biểu quốc hội và nhân viên chính phủ của các quốc gia thành viên nên xóa TikTok ra khỏi thiết bị cá nhân của họ.

Đầu tháng 3-2023, chính quyền tổng thống Joe Biden yêu cầu các cơ quan chính phủ phải xóa TikTok ra khỏi các thiết bị liên bang vì lo ngại về bảo mật dữ liệu. Lệnh cấm chỉ áp dụng với các thiết bị của chính phủ, mặc dù một số nhà lập pháp tại Mỹ đang ủng hộ lệnh cấm hoàn toàn TikTok khỏi quốc gia này. Trước đó, hơn một nửa trong số 50 tiểu bang tại Mỹ cũng đã cấm TikTok khỏi các thiết bị của chính phủ…

Có thể bạn quan tâm

Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến ở Gia Lai”

Hội thảo “Giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến ở Gia Lai”

(GLO)- Ngày 25-4, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội thảo giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực nông-lâm nghiệp và công nghiệp chế biến.
Năng lực phát triển không gian của Trung Quốc là thách thức hàng đầu của Mỹ

Năng lực phát triển không gian của Trung Quốc là thách thức hàng đầu của Mỹ

(GLO)- Gặp gỡ phóng viên ngày 24/4, tướng Stephen Whiting, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Vũ trụ Mỹ Stephen Whiting cho biết Trung Quốc đã "tăng gấp ba số lượng vệ tinh giám sát và trinh sát tình báo trên quỹ đạo" chỉ trong vòng 6 năm, tạo ra tác động trên khắp các lĩnh vực quân sự, theo AFP.
Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu

Thủ tướng đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu

(GLO)- Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN-nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.