Quay cuồng trong cơn khát cát - Bài 2: Sức ép vật liệu cho cao tốc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trong khi sạt lở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ngày càng nghiêm trọng, để đột phá điểm nghẽn hạ tầng cho cả vùng cất cánh, nhu cầu cát sông để phục vụ san lấp các dự án rất lớn. Điều này đặt ra một nan đề giữa khai thác cát san lấp phục vụ phát triển và làm thế nào bảo vệ những dòng sông

Công trường cao tốc chờ cát

Trên công trường gói thầu XL02 (đoạn qua xã Tân Phú, huyện Thới Bình, Cà Mau) thuộc dự án Cao tốc Bắc - Nam đoạn Hậu Giang - Cà Mau (khởi công tháng 1/2023), trong 1 năm qua, do thiếu cát san nền, nhà thầu chủ yếu thi công các cầu trên tuyến, đường công vụ, bóc đất hữu cơ phần đường chính rồi để đó chờ cát. Từ đầu tháng 7 tới nay, công trường rộn ràng hơn khi các sà lan đầu tiên đưa cát biển về công trường. Khu vực thi công hơn 1 tháng trước móc phủ bạt, công trường ngập nước nay rục rịch chuyển mình. Dù vậy, lượng cát biển về cũng chưa đáp ứng đủ để đẩy tiến độ thi công, nên nhiều vị trí tuyến chính vẫn là ao, cỏ 2 bên bờ xanh tốt.

Công trường Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đoạn qua tỉnh Hậu Giang chờ cát để san nền vào tháng 5/2024. Ảnh: Cảnh Kỳ

Công trường Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đoạn qua tỉnh Hậu Giang chờ cát để san nền vào tháng 5/2024. Ảnh: Cảnh Kỳ

Ông Phạm Văn Dự, Giám đốc Ban điều hành gói thầu XL02 cho biết, chiều 9/7, sà lan chở cát biển đầu tiên về cao tốc đoạn cuối tỉnh Cà Mau. “Có cát biển về công trình, anh em công nhân có công ăn việc làm, phục hồi dần tiến độ thi công bị chậm nhiều tháng qua do thiếu cát. Hiện gói thầu cần thêm gần 1 triệu m3 cát mới đủ cho toàn bộ nền đường”, ông Dự nói.

Những ngày giữa tháng 7/2024, ghi nhận của PV Tiền Phong tại công trường thi công Dự án thành phần 2 thuộc cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (qua địa bàn TP Cần Thơ, dài hơn 37km, với 5 gói thầu xây lắp), không khí thi công có phần tấp nập hơn 1 tháng trước, nhưng còn cầm chừng, vì cát về “nhỏ giọt”. Tại công trường gói thầu 14 qua xã Trường Xuân (huyện Thới Lai, Cần Thơ), một số cầu trên tuyến đã làm xong, nhưng phần đường dẫn, nền đường chính (khoảng 3km) đã cào bóc hết đất mặt, không có cát san lấp nên biến thành ao tù nước đọng, cỏ mọc um tùm. Bên cạnh việc thi công cầu, cống trước, nhiều tháng qua, nhà thầu còn phải bố trí nhân sự, máy móc để bơm hút nước, phát quang cỏ dại trên công trường, để khi có cát sẽ đủ điều kiện thi công ngay. Hiện cát về gói thầu này chỉ đủ để làm một số vị trí đường gom, đường công vụ.

Ông Trần Văn Hành, cán bộ phụ trách thi công của Cty CP Xây dựng Dịch vụ và Thương mại 68 (nhà thầu thi công gói thầu 14, Dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng) cho biết, từ giữa tháng 5 cát về công trình. Ban đầu, mỗi ngày có khoảng 400m3 cát được đưa về, nhưng từ đầu tháng 7 đến nay giảm còn khoảng 200m3 cát/ngày, trong khi nhu cầu thi công theo tiến độ cần 1.000m3 cát/ngày. Nhà thầu này đang chờ thêm cát từ các mỏ mới bổ sung, nhưng nhanh cũng phải 2 tháng nữa mới xong thủ tục để có cát.

Tại gói thầu số 11 (cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng), từ 7h30 mỗi sáng, hàng chục công nhân, máy móc đã tập trung thi công ép cọc. Tiếng máy móc thi công xoá tan sự tĩnh lặng vốn có của vùng quê xã Thạnh Tiến, huyện Vĩnh Thạnh (TP Cần Thơ). Nhờ cát về công trường nhiều hơn, công nhân có việc làm. Vị trí công trường này, vài tháng trước, chỉ lác đác công nhân, máy móc, thiết bị nằm chờ cát.

Công trường Dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ - Sóc Trăng (qua TP Cần Thơ) nhiều đoạn thiếu cát san lấp. Ảnh: Nhật Huy

Công trường Dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ - Sóc Trăng (qua TP Cần Thơ) nhiều đoạn thiếu cát san lấp. Ảnh: Nhật Huy

Trao đổi với PV Tiền Phong, ông Đặng Hoàng Vĩnh, Giám đốc Quản lý dự án, Ban điều hành cao tốc (Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Cần Thơ - chủ đầu tư Dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng) cho biết, đoạn cao tốc qua Cần Thơ cần khoảng 7 triệu m3 cát. Trong đó, An Giang đã cấp một mỏ cát khoảng 2,3 triệu m3, do thủ tục kéo dài nên tới tháng 4 vừa qua mới có chuyến cát đầu tiên về công trình. Dù vậy, lượng cát về công trình chỉ “nhỏ giọt”, nên nhiều vị trí công trình vẫn “đứng hình”. Hiện, dự án còn thiếu 4 triệu m3 cát chưa có nguồn, chủ đầu tư đang nhờ Tiền Giang tương trợ. Thiếu cát, tiến độ nhiều gói thầu mới đạt gần 5% giá trị hợp đồng.

“Dự án khởi công từ tháng 6/2023, sau đó một thời gian dài không một xe cát nào về công trình. Từ khi khởi công tới tháng 3/2024, nhà thầu làm một số cầu, cào bóc đất hữu cơ và chỉ chờ cát. Phần đường chính sau khi cào bóc đất hữu cơ, không có cát san lấp, trở thành các ao tù nước đọng”, ông Vĩnh nói.

Tại Dự án thành phần 4 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (đoạn qua Sóc Trăng), Ban quản lý Dự án 2 tỉnh Sóc Trăng (chủ đầu tư) cho biết, dự kiến có 7 mỏ cát phục vụ dự án. Tuy nhiên, tới nay mới có 1 mỏ được cấp phép khai thác (từ ngày 30/6/2024), các mỏ còn lại đang hoàn thiện thủ tục, nên cát về công trường rất hạn chế.

Mặt bằng cũng chưa thông

Không chỉ thiếu cát, thực tế các dự án cao tốc trên địa bàn khu vực ĐBSCL vẫn chưa hoàn thành toàn bộ giải phóng mặt bằng, điều này cũng phần nào ảnh hưởng tiến độ thi công. Tin từ Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (Bộ GTVT, chủ đầu tư), tính đến 25/7, Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, các địa phương bàn giao mặt bằng đạt khoảng 99%, còn lại một số vị trí vướng về nhà dân, hạ tầng điện, viễn thông… Số mặt bằng còn lại tuy không nhiều, nhưng khó, mất nhiều thời gian. Đến nay, các nhà thầu đã huy động 237 mũi thi công, hơn 870 thiết bị, 2.800 nhân lực, tổ chức thi công tăng ca, tăng kíp, sản lượng thi công đạt 35% giá trị theo hợp đồng.

Đối với Dự án thành phần 4 cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (đoạn qua Sóc Trăng), chủ đầu tư thông tin, tới nay mặt bằng sạch đạt hơn 98%. Hiện còn 6 hộ dân chưa đồng ý với phương án bồi thường, hỗ trợ.

Công trường Dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ - Sóc Trăng (qua TP Cần Thơ) nhiều đoạn thiếu cát san lấp. Ảnh: Nhật Huy

Công trường Dự án thành phần 2 cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ - Sóc Trăng (qua TP Cần Thơ) nhiều đoạn thiếu cát san lấp. Ảnh: Nhật Huy

Tổng hợp từ Bộ GTVT cho thấy, giai đoạn 2021-2025, khu vực ĐBSCL triển khai 5 dự án giao thông trọng điểm (gồm 4 tuyến cao tốc và 2 đoạn đường Hồ Chí Minh), tổng nhu cầu cát đắp nền khoảng 55,5 triệu m3. Tới nay, tiến độ các dự án đều không đạt do thiếu cát san lấp. Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, tới nay các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Sóc Trăng đã ưu tiên toàn bộ các mỏ trên địa bàn để làm cao tốc, với tổng trữ lượng khoảng 43 triệu m3 (gồm cả 5,5 triệu m3 cát biển), vẫn còn thiếu khoảng 12 triệu m3.

Dù đã cấp phép mỏ cát sông cho cao tốc, nhưng các địa phương lo ngại sạt lở, nên khống chế công suất khai thác hằng ngày, nên lượng cát về công trường vẫn chưa đáp ứng đủ cho tiến độ thi công. Điển hình, dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau mục tiêu hoàn thành cuối năm 2025, tức trong 3 tháng tới cần khoảng 70.000m3 cát/ngày, trong khi hiện chỉ đáp ứng được khoảng 50.000 - 60.000m3/ngày.

Đối với Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, Bộ GTVT thông tin, từ nay đến hết năm 2024 phải tập kết đủ đá về công trường. Tuy nhiên, trong khu vực ĐBSCL, nguồn đá chủ yếu ở An Giang, công suất khai thác cũng hạn chế. Các nhà thầu đang phải nghiên cứu tìm mỏ đá tại Kiên Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa -Vũng Tàu. Do đó, dự án cao tốc đang đối mặt nguy cơ thiếu cả đá làm ảnh hưởng tiến độ công trình.

(Còn nữa)

Theo NHÓM PV ĐBSCL (TPO)

Có thể bạn quan tâm

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Hồn quê từ những làng nghề - Bài cuối: Ký ức tấm lụa Hạ nuôi người khoa bảng

Làng khoa bảng Đông Thái (xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) từng là mảnh đất nổi tiếng với nghề dệt lụa, sản sinh ra nhiều anh tài nức tiếng thiên hạ. Qua sự chuyển mình của thời gian, nghề dệt lụa đã đi vào dĩ vãng, nhưng con người nơi đây vẫn rong ruổi với “nghề” nuôi người học.
Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Giữ bình yên cho Chư Yang Sin

Không chỉ có hàng trăm loài động, thực vật (trong đó có nhiều loài đặc hữu, hàng chục loại có tên trong sách đỏ Việt Nam), rừng ở Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin còn là đầu nguồn của dòng Sêrêpốk. Tuy nhiên, việc gìn giữ tài nguyên rừng quý giá nơi đây đang gặp rất nhiều khó khăn, áp lực.
Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Những quyết sách trên hành trình thế kỷ - Kỳ 2: Chinh phục năng lượng từ… đất trời

Thủy lợi Ea Kao, Krông Búk hạ hay Thủy điện Dray H’linh và nhiều công trình trên đường hành tiến chinh phục năng lượng là dấu ấn sinh động của tinh thần dám nghĩ, dám làm; là niềm tự hào về sự chung sức đồng lòng, sáng tạo; sự vĩ đại, phi thường dùng sức người để trị thủy, thu gió, gom nắng.
Đêm không ngủ ở Làng Nủ

Đêm không ngủ ở Làng Nủ

1 giờ 40 phút ngày 13-9, Hoàng Văn Quyển gọi giật đánh thức tôi dậy. Ngoài trời đang mưa rất to. "Mình di chuyển sang nhà bố em thôi anh. Đang nguy hiểm lắm" - Quyển đưa chiếc áo mưa, rồi cùng vợ và tôi mang theo những thứ cần thiết rồi rời khỏi nhà.
'Đê' mắm giữ bờ

'Đê' mắm giữ bờ

Tháng 7, tháng 8 âm lịch là thời điểm trái mắm già rụng, người dân Cà Mau thường lượm về trồng, sử dụng lưới mành và cọc để giữ trái không bị cuốn trôi. Sau khoảng một năm, cây mắm bắt đầu phát huy hiệu quả trong việc giữ đất.
Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Kỳ 1: Nỗi lo từ... 'khúc ruột' miền Trung

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương, trong đó nòng cốt là lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Tình yêu trẻ nơi đại ngàn xứ Nghệ

Những ngày qua, bên bờ suối, con khe chảy róc rách là tiếng ríu rít của lũ trẻ nhỏ đang cùng cô giáo len lỏi nhặt nhạnh kiếm tìm từng viên đá đủ mầu sắc để có được những bức tranh trong Chương trình “Bức tranh yêu thương”.
Dành tình thương cho học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

Mang chữ đến vùng khó Gia Lai- Kỳ 2: Những người cha đặc biệt của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ sinh kế, xây dựng nhà ở. Mỗi thầy giáo như một người cha đặc biệt, trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.