Quảng trường Đại Đoàn Kết đón bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sáng 17-3, tại Hội trường 2-9 (TP. Pleiku), UBND tỉnh Gia Lai tổ chức tọa đàm kỷ niệm 10 năm công trình Quảng trường Đại Đoàn Kết khánh thành, đưa vào sử dụng và trao bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh.

Đến dự buổi tọa đàm có các đồng chí: Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Châu Ngọc Tuấn-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Trương Hải Long-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Rah Lan Chung-Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy cùng các đại biểu nguyên là lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ, lãnh đạo các sở, ngành trong tỉnh.

Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Lam Nguyên

Quang cảnh buổi tọa đàm. Ảnh: Lam Nguyên

Phát biểu đề dẫn buổi tọa đàm, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long đã nêu một số thông tin khái quát về quá trình xây dựng Quảng trường Đại Đoàn Kết. Theo đó, với mong ước khôn nguôi được đón Bác về với đồng bào Tây Nguyên và xuất phát từ sự đồng thuận của cán bộ, nhân dân và cả hệ thống chính trị tỉnh nhà, ngày 30-6-2008, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai có Tờ trình số 23 gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng xin chủ trương xây dựng Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên. Đến ngày 2-8-2008, Bộ Chính trị có Thông báo số 171-TB/TW về việc đồng ý xây dựng Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên tại TP. Pleiku. Đây là niềm vui, là vinh dự lớn đối với tỉnh Gia Lai nói riêng và đồng bào các dân tộc Tây Nguyên nói chung.

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long phát biểu đề dẫn. Ảnh: Lam Nguyên

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long phát biểu đề dẫn. Ảnh: Lam Nguyên

Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên là một trong những hạng mục quan trọng tại Quảng trường Đại Đoàn Kết hiện nay. Quảng trường nằm ở trung tâm TP. Pleiku, được hoàn thiện và tổ chức lễ khánh thành vào ngày 9-12-2012. Công trình có tổng diện tích 10,6 ha với nhiều hạng mục như: Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên, dàn cồng chiêng, mô hình núi Hàm Rồng, hồ phun nước nghệ thuật, cột cờ, sân Quảng trường, thạch thư, tháp đá, hòn đá mã não, hồ sen, nơi thờ Bác Hồ, vườn cây…

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long khẳng định: “Quảng trường sau khi đưa vào sử dụng đã trở thành niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai. Sự hình thành của Quảng trường không chỉ mang ý nghĩa lịch sử, giá trị về mặt kiến trúc xây dựng mà còn là biểu tượng của sự phát triển văn hóa-xã hội. Đây là công trình tiêu biểu, điểm nhấn quan trọng đối với du lịch địa phương, đồng thời là địa điểm vui chơi, giải trí của đông đảo quần chúng Nhân dân, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh”.

Báo cáo thực trạng quản lý, sử dụng và phát huy giá trị Quảng trường Đại Đoàn Kết từ năm 2012 đến nay, ông Trần Ngọc Nhung-Giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch thông tin: Quảng trường Đại Đoàn Kết do Bảo tàng tỉnh Gia Lai quản lý, với lực lượng lao động trực tiếp là 38 người; công tác phối hợp đảm bảo an toàn an ninh trật tự luôn được đảm bảo. Đến thời điểm hiện tại, có gần 2.000 cây được trồng ở Quảng trường Đại Đoàn Kết với nhiều chủng loại khác nhau. Đơn vị quản lý đã phân công nhiệm vụ cụ thể, thực hiện tốt việc duy trì, chăm sóc vườn cây, thảm cỏ và đảm bảo vệ sinh môi trường.

Trong thời gian qua, đơn vị đã đón tiếp các đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các đoàn đại biểu tỉnh bạn; lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai, các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể của tỉnh tới tham quan, dâng hoa báo công với Bác và trồng cây lưu niệm tại Quảng trường. Từ khi khánh thành đến nay, tại đây đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng như: Chương trình chào đón giao thừa nhân dịp Tết Nguyên đán; Festival Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên tại tỉnh Gia Lai năm 2018; Sự kiện Trình diễn kết nối cung-cầu công nghệ và Hội nghị về Hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương năm 2019 (Tech Demo 2019); Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài Báo Tiền Phong lần thứ 62…

Ở cấp tỉnh có các sự kiện lớn: Lễ khánh thành tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên năm 2012; Lễ kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đô thị Pleiku và công bố Quyết định công nhận TP. Pleiku hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ngày 4-12-2019; Ngày hội Văn hóa các dân tộc thiểu số tỉnh Gia Lai diễn ra từ 18 đến 20-4-2022; Tuần lễ các sự kiện chào mừng kỷ niệm 90 năm ngày thành lập tỉnh Gia Lai (24/5/1932-24/5/2022)…

Khu vực vỉa hè đường Anh hùng Núp thuộc Quảng trường cũng là địa điểm tổ chức các hoạt động như: Hội sách nhân Ngày sách Việt Nam hàng năm; các sự kiện triển lãm ảnh, Ngày hội văn hóa, hội chợ, gian hàng ẩm thực, biểu diễn văn nghệ, đêm thơ… Đối với người dân TP. Pleiku nói riêng và Nhân dân tỉnh Gia Lai nói chung, Quảng trường Đại Đoàn Kết đã và đang là điểm tham quan, vui chơi, giải trí hàng ngày và vào các dịp lễ hội, ngày nghỉ, ngày Tết.

Đồng chí Hà Sơn Nhin-nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh-mong muốn Quảng trường Đại Đoàn Kết luôn xứng đáng là "trái tim của TP. Pleiku". Ảnh: Lam Nguyên
Đồng chí Hà Sơn Nhin-nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh-mong muốn Quảng trường Đại Đoàn Kết luôn xứng đáng là "trái tim của TP. Pleiku".

Ảnh: Lam Nguyên

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tham gia tọa đàm xoay quanh các nội dung: Phát huy giá trị công trình Quảng trường Đại Đoàn Kết trong tuyên truyền, giáo dục chính trị, đạo đức, lịch sử truyền thống; giá trị thẩm mỹ, kiến trúc, cảnh quan của Quảng trường; công tác phối hợp quy hoạch, mở rộng Quảng trường trong thời gian tới; đánh giá thực trạng bố trí giao thông khu vực này và đề xuất mở thông đường Trần Hưng Đạo đoạn qua Quảng trường…

Dịp này, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã công bố Quyết định số 637/QĐ-UBND ngày 25-11-2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về xếp hạng di tích cấp tỉnh Quảng trường Đại Đoàn Kết. Tiếp đó, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long đã trao Bằng xếp hạng cho lãnh đạo Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch cùng Ban quản lý Quảng trường.

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long (bìa phải) trao Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh. Ảnh: Lam Nguyên

Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long (bìa phải) trao Bằng xếp hạng di tích cấp tỉnh. Ảnh: Lam Nguyên

Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên nhấn mạnh: Ngoài khu vực trung tâm là tượng đài Bác Hồ, Quảng trường Đại Đoàn Kết còn có những điểm nhấn đặc sắc như: thạch thư, tháp đá, phòng thờ Bác Hồ, cụm 3 Bảo tàng trong khu vực Quảng trường, dàn cồng chiêng và hoa viên cây xanh rất đẹp, rất phong phú… Với tổng thể đó, Quảng trường xứng đáng là niềm tự hào của Đảng bộ và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên phát biểu chỉ đạo tại buổi tọa đàm. Ảnh: Lam Nguyên

Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên phát biểu chỉ đạo tại buổi tọa đàm. Ảnh: Lam Nguyên

Bí thư Tỉnh ủy yêu cầu Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch, Ban quản lý Quảng trường, lãnh đạo TP. Pleiku tiếp tục phối hợp trong công tác bảo dưỡng, chăm sóc, bổ sung hiện vật nhằm phát huy đồng bộ các giá trị hiện có của Quảng trường để đây luôn là điểm đến hấp dẫn đối với Nhân dân và du khách; là nơi tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa lớn của tỉnh. Bí thư Tỉnh ủy cũng đề nghị cần cân nhắc về đề xuất mở thông đường Trần Hưng Đạo đoạn qua Quảng trường nhằm đảm bảo tính tôn nghiêm xung quanh khu vực được bảo vệ đặc biệt này.

Trân trọng ghi nhận những ý kiến đóng góp của Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Niên và các đồng chí nguyên là lãnh đạo tỉnh, các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà khoa học tại buổi tọa đàm, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long mong muốn thời gian tới sẽ tiếp tục nhận được thêm nhiều ý kiến đóng góp để di tích ngày càng hoàn thiện và phát huy vai trò, giá trị, trở thành địa điểm sinh hoạt chính trị, văn hóa quan trọng của tỉnh nhà và là điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến với Gia Lai.

Các đại biểu đã tham quan triển lãm “Quảng trường Đại Đoàn Kết-10 năm, một chặng đường”. Ảnh: Lam Nguyên

Các đại biểu đã tham quan triển lãm “Quảng trường Đại Đoàn Kết-10 năm, một chặng đường”. Ảnh: Lam Nguyên

Bên lề buổi tọa đàm, các đại biểu đã tham quan triển lãm “Quảng trường Đại Đoàn Kết-10 năm, một chặng đường” do Bảo tàng tỉnh tổ chức tại buổi tọa đàm. Triển lãm nhằm giới thiệu quá trình hình thành, xây dựng Quảng trường; các hoạt động, sinh hoạt đã được tổ chức tại đây, qua đó nhấn mạnh vai trò của Quảng trường Đại Đoàn Kết với Nhân dân địa phương; nâng cao ý thức bảo vệ di tích.

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.