Quảng Nam tu bổ khu lăng mộ Đoàn Quý phi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

UBND tỉnh Quảng Nam ngày 21.4 cho biết dự án đầu tư, tu bổ cảnh quan, nâng cấp hạ tầng khu lăng mộ “Bà chúa Tằm tang” Đoàn Quý phi đã được phê duyệt với kinh phí 14,9 tỉ đồng.

 

Khu lăng mộ bà Đoàn Quý phi bị xuống cấp nặng nề - ẢNH: CƯ NGUYỄN
Khu lăng mộ bà Đoàn Quý phi bị xuống cấp nặng nề - ẢNH: CƯ NGUYỄN



Dự án sẽ tiến hành cải tạo cảnh quan khu lăng mộ chính tại xã Duy Trinh (H.Duy Xuyên) và khu bảo vệ lăng mộ, xây dựng tường rào, làm khu vườn hoa, sân hành lễ, khu vườn thượng uyển... với tổng diện tích 38.000 m2, được triển khai trong giai đoạn 2020 - 2022.

Khu lăng mộ bà Đoàn Quý phi đã trải qua 3 lần trùng tu (vào các năm 1806, 1814, 1992), được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia năm 2011. Hiện tại, khu di tích bị hư hỏng nặng, không có đường dẫn vào khu lăng mộ... Theo Sở VH-TT-DL Quảng Nam, việc đầu tư tu bổ khu lăng mộ Đoàn Quý phi rất cần thiết nhằm bảo tồn phát huy giá trị khu di tích, gắn với phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm và phát triển du lịch địa phương.

Bà Đoàn Quý phi tên thật là Đoàn Thị Ngọc (1601 - 1661), chánh phi của chúa Nguyễn Phúc Lan, mẹ của chúa Nguyễn Phúc Tần, khi mất được truy tôn Hiếu Chiêu hoàng hậu. Bà luôn cổ súy, khuyến khích phát triển nghề trồng dâu, nuôi tằm vào thế kỷ 17 nên được người dân suy tôn là “Bà chúa Tằm tang”.

 

Theo Hữu Trà (thanhnien)

Có thể bạn quan tâm

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

Lễ bỏ mả: Cuộc trình diễn nghệ thuật truyền thống đặc sắc của người Jrai

(GLO)- Trong các nghi lễ truyền thống của người Jrai thì lễ bỏ mả mang đậm nét văn hóa dân gian, là lễ hội nổi trội nhất, hấp dẫn nhất và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người Jrai, lễ bỏ mả là ngày vui cộng cảm, ngày hội của cộng đồng.
Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.