Hơn 100 căn nhà xây dựng từ thế kỷ 11 ở Sanaa (Yemen) đã bị hư hỏng vì mưa lớn trong những ngày gần đây, đẩy hàng trăm người vào cảnh vô gia cư. Nhiều gia đình trắng tay chỉ sau một đêm mưa lớn.
Thành cổ Sanaa với lối kiến trúc cổ từ thế kỷ 11 như bước ra từ các câu chuyện cổ tích của xứ Ả Rập - Ảnh: UNESCO
Nhiều du khách đã từng tới thành phố cổ Sanaa đều có chung cảm giác như lạc vào xứ sở của những câu chuyện trong Ngàn lẻ một đêm. Thế nhưng, những bức tường nâu và khung cửa trắng mê hoặc lòng người của Sanaa đang dần biến mất trước cả "thiên tai" lẫn "nhân tai".
Căn nhà của anh Muhammad Ali al-Talhi đã bị sụp xuống hồi cuối tuần trước, đẩy 12 phụ nữ và trẻ em trong gia đình anh vào cảnh màn trời chiếu đất.
"Mọi thứ chúng tôi có đều bị chôn vùi cả rồi", al-Talhi vừa nói vừa đào bới giữa đống gạch ngổn ngang.
Có khoảng 111 ngôi nhà cổ khác đã bị hư hại trước các đợt mưa bão và lũ quét, nhiều căn có từ trước thế kỷ 11, tức đã hơn 1.000 tuổi.
Theo Hãng tin Reuters, những căn nhà làm từ gạch bùn nâu và trắng có từ thế kỷ 11 ở Sanaa đang đổ sụp từ từ trước tác động của thiên nhiên và sự phớt lờ của con người. Những cơn mưa lớn bất thường từ tháng 4 đến nay đã khiến tình hình ở Yemen thêm khó khăn.
Dù được UNESCO xếp hàng là di sản thế giới nhưng chiến tranh và nghèo đói tại Yemen đã khiến người dân lo cho sự an toàn của gia đình hơn bảo vệ các công trình cổ ở Sanaa.
Mưa lớn đã khiến nhiều công trình tại thành phố cổ hơn 1.000 tuổi này bị hư hại - Ảnh: REUTERS
Ông Aqeel Saleh Nassa - phó giám đốc Cơ quan Bảo tồn thành phố Sanaa, cho biết có khoảng 5.000 nhà cổ ở thành phố này bị dột mái, khoảng 107 căn bị hư mái nhà. Chính quyền thành phố vẫn đang làm việc với UNESCO và các quỹ bảo tồn khác để trùng tu một số nhà cổ bị hư.
Một số người nói Yemen đang trải qua cả "nhân tai" lẫn "thiên tai" khi phải gánh chịu hậu quả của tình trạng bất ổn do xung đột và thời tiết khắc nghiệt bất thường.
Liên Hiệp Quốc đã báo động các nước rằng cuộc khủng hoảng nhân đạo tồi tệ nhất thế giới đang diễn ra ở Yemen. Cuộc xung đột kéo dài 5 năm đã cướp đi sinh mạng của hơn 100.000 người, khiến 80% dân số phải sống dựa vào hàng cứu trợ.
Những công trình ở một góc thành phố cổ ngàn năm tuổi như bừng tỉnh trước ánh mặt trời - Ảnh: UNESCO
Một tòa nhà cổ còn khá nguyên vẹn ở Sanaa - Ảnh: UNESCO
Nhiều căn nhà tại Sanaa đã hơn 1.000 năm tuổi - Ảnh: REUTERS
Hết xung đột tới dịch bệnh và nay là thiên tại, người dân Yemen đang lâm vào cảnh khốn khổ, cần sự giúp đỡ từ quốc tế - Ảnh: REUTERS
(GLO)- Diễn ra trong gần 1 tháng, cuộc thi “Nét đẹp trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số qua ảnh” do Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức đã nhận được 33 tác phẩm dự thi. Mỗi bức ảnh là một thông điệp ý nghĩa mà những người mẫu không chuyên muốn truyền tải đến mọi người.
(GLO)- Song song với phát triển kinh tế, người Tày, Nùng ở xã Tơ Tung (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) luôn “giữ lửa” nghệ thuật hát then, đàn tính để những giai điệu, thanh âm mãi ngân vang trên quê hương Anh hùng Núp.
(GLO)- Đối với Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, khi đã làm văn học nghệ thuật thì ít hay nhiều cũng liên quan đến văn hóa truyền thống của các dân tộc tại chỗ.
(GLO)- Nhiều lần đến tham quan Bảo tàng Hồ Chí Minh (thuộc Bảo tàng tỉnh Gia Lai), nhà giáo Tạ Chí Tào rất tâm đắc với những hiện vật thể hiện tấm lòng của người dân Tây Nguyên đối với Bác. Vì vậy, ông đã quyết định trao tặng một số hiện vật liên quan đến Bác Hồ mà mình đã sưu tầm cho Bảo tàng tỉnh.
Lễ khai mở chiêm bái xá lợi Phật - Bảo vật Quốc gia của Ấn Độ - diễn ra vào lúc 6 giờ ngày 3/5 tại chùa Thanh Tâm, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
(GLO)- Những thanh âm và sắc màu của Ngày hội văn hóa các dân tộc huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) khẳng định dòng chảy văn hóa không ngừng được kế thừa và tiếp nối mạnh mẽ.
Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.
(GLO)- Thoát khỏi không gian gò bó trên sân khấu, Ngày hội văn hóa-thể thao các dân tộc thiểu số huyện Krông Pa lần thứ III-2025 được tổ chức dưới những bóng cây cổ thụ trong Công viên Phú Túc đã tái hiện một cách chân thực không gian sinh hoạt cộng đồng của cư dân lúa nước vùng hạ lưu sông Ba.
(GLO)-Sáng 24-4, tại sân nhà văn hóa buôn Mlah (xã Phú Cần, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai), Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San phối hợp với UBND huyện Krông Pa tổ chức phục dựng lễ cúng cầu mưa của người Jrai.
(GLO)- Dệt vải là nghề truyền thống của người Tày ở tỉnh Cao Bằng. Khi di cư vào vùng đất Ia Trốk (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai), họ vẫn mang theo và duy trì nghề dệt truyền thống của dân tộc mình.
(GLO)- Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ IV đã khép lại song thanh âm của nó vẫn còn vang vọng giữa phố núi Pleiku cũng như trong lòng người dân và du khách.
(GLO)- Từ chuyện làm nhà rông ở các làng Bahnar tại xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) có thể tìm thấy nhiều khía cạnh văn hóa đặc sắc, phản ánh sự kết tinh giữa tri thức bản địa, phong tục lâu đời và tính cộng đồng bền chặt.
(GLO)- Trong thư mục ghi chép của tôi, cuộc họp đầu tiên do lãnh đạo UBND tỉnh Gia Lai triệu tập để bàn về Festival Cồng chiêng Quốc tế năm 2009 tại tỉnh là vào chiều 22-12-2008.
Trải rộng trên 5 tỉnh Kon Tum, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk và Đắk Nông, không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005.
(GLO)- Gần 2 năm đi vào hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Dệt thổ cẩm làng Groi (xã Ya Hội, huyện Đak Pơ) đã trở thành mái nhà chung cho những phụ nữ yêu thích nghề dệt. Thông qua các buổi sinh hoạt, chị em có cơ hội giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm và chung tay gìn giữ, phát huy nghề dệt truyền thống.
(GLO)- Tối 6-4, tại Trung tâm Văn hóa-Thể thao xã Ia Kênh (TP. Pleiku), UBND xã Ia Kênh tổ chức liên hoan cồng chiêng và hát dân ca lần thứ IV với sự tham gia của hơn 200 nghệ nhân đến từ 6 làng trên địa bàn gồm: Nhao I, Nhao II, Mơ Nú, Thong Ngó, Thong Yố và O Sơr.
(GLO)- Thần Bạch Mã (hay còn gọi là Thái giám Bạch Mã, Bạch Mã Thái giám) là vị thần có ảnh hưởng lớn trong đời sống tín ngưỡng dân gian ở vùng Tây Sơn Thượng đạo. Hiện nay, một số đình tại thị xã An Khê còn duy trì việc thờ cúng và gìn giữ sắc phong vua ban cho vị thần này.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên không chỉ là âm thanh của kim loại mà còn là hơi thở của đại ngàn, linh hồn của các buôn làng. Mỗi nhịp chiêng vang lên đều chất chứa huyền thoại, tín ngưỡng và khát vọng của con người Tây nguyên suốt bao đời nay.
Tại lễ công bố các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và quyết định xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố tại TPHCM vào cuối tháng 3 vừa qua, Công ty CP Tư vấn Cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) đã trao tặng toàn bộ sản phẩm số hóa của Nhà hát Thành phố cho Trung tâm Nghệ thuật TPHCM.
(GLO)- Nhìn học sinh Trường THCS Dân tộc nội trú thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) đắm chìm trong tiếng cồng chiêng cùng trang phục thổ cẩm, chúng tôi không khỏi xúc động trước tình cảm và niềm tự hào về văn hóa truyền thống dân tộc của các em.
Ý kiến bạn đọc
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu