Quân cờ cũ mua bằng tiền lẻ trở thành báu vật có giá tiền tỷ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một quân cờ từng được mua với giá 6 USD và nằm im trong góc tủ suốt 50 năm bất ngờ được phát hiện là một báu vật bị lãng quên với trị giá lên tới hơn 1 triệu USD.

Quân cờ cũ mua bằng tiền lẻ bất ngờ trở thành báu vật có giá tiền tỷ
Quân cờ cũ mua bằng tiền lẻ bất ngờ trở thành báu vật có giá tiền tỷ




Một quân cờ bằng nanh hải mã từng được mua với giá chỉ 6 USD (tương đương 140.000 đồng) hồi năm 1964 giờ đây có giá trị lên tới 1,2 triệu USD (28 tỷ đồng) và sẽ được đem ra đấu giá vào tháng tới.

Quân cờ từng được mua bởi một người buôn bán đồ cổ sinh sống ở Scotland hóa ra là một quân cờ nằm trong bộ cờ Lewis được thực hiện từ hồi thế kỷ 12. Bộ cờ Lewis này từng được tìm thấy hồi năm 1831 ở đảo Lewis, Scotland. Đây là những quân cờ hiếm hoi còn lại nguyên vẹn từ thời trung cổ được tìm thấy tại Châu Âu.

Từ hơn 180 năm trước, 93 quân cờ đã được tìm thấy trên đảo Lewis, nhưng qua năm tháng, đã có 5 quân cờ bị thất lạc. Quân cờ mới được phát hiện này sẽ được đem ra đấu giá tại nhà đấu giá Sotheby ở London, Anh vào ngày 2/7 tới đây.

Quân cờ được tạc từ nanh hải mã có chiều cao 8,8 cm. Một người buôn đồ cổ có con mắt sành sỏi đã từng mua quân cờ này ở Edinburgh hồi năm 1964 dù cả người bán và người mua đều không nhận ra giá trị thực sự của quân cờ lạ lùng đó.


 

 Quân cờ cũ mua bằng tiền lẻ bất ngờ trở thành báu vật có giá tiền tỷ
Quân cờ cũ mua bằng tiền lẻ bất ngờ trở thành báu vật có giá tiền tỷ


Quân cờ vẫn được cất giữ trong góc tủ lưu trữ đồ cổ của người buôn đồ cổ. Gần đây, con cháu của người này mang quân cờ tới nhà đấu giá Sotheby ở London để được xác định giá trị và hóa ra, món đồ gia truyền này là một cổ vật thực sự quý giá. Quân cờ khắc họa một người cai ngục, tương đương với một quân cờ tháp.

Hiện tại, gia đình sở hữu quân cờ này mong muốn được ẩn danh. Họ chia sẻ với nhà đấu giá rằng người ông của họ - người buôn đồ cổ năm xưa - kỳ thực hoàn toàn không biết gì về nguồn gốc xuất xứ cũng như giá trị của quân cờ.

Quân cờ đã được cất giữ trong gia đình cùng với nhiều món đồ cổ khác qua các thế hệ. Quân cờ vẫn luôn được các con cháu trong gia đình biết tới bởi sự kỳ quái nhưng cũng khá tinh xảo, đẹp mắt. Họ luôn cảm thấy quân cờ này rất đặc biệt. Trong rất nhiều năm, quân cờ đã được cất giữ trong một hộc tủ, được bọc trong một túi giấy nhỏ.

Hiện tại, vẫn còn bốn quân cờ Lewis bị thất lạc đâu đó trên thế giới này. Những quân cờ không bị thất lạc đang được sở hữu bởi Viện bảo tàng Anh và Viện bảo tàng Quốc gia Scotland. Viện bảo tàng Anh đánh giá bộ cờ Lewis này là một biểu tượng quan trọng của nền văn minh Châu Âu thời trung cổ và là một bộ cờ độc đáo mang tính biểu tượng.

Chơi cờ là một hoạt động giải trí tinh thần với chiều sâu trí tuệ uyên thâm, từng ra đời trước tiên ở Ấn Độ từ hơn 1.500 năm trước, sau đó, hoạt động chơi cờ bắt đầu tới Châu Âu và ở thời trung cổ, bộ môn này đã trở nên rất phổ biến trong giới trí thức và thượng lưu Châu Âu.

Bích Ngọc (Theo Insider/Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

Tự hào con cháu Hai Bà Trưng

(GLO)- Đền thờ Hai Bà Trưng là di tích quốc gia đặc biệt, tọa lạc tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, TP. Hà Nội. Đây cũng là quê hương của Hai Bà Trưng-những nữ tướng anh hùng đã nổi dậy chống quân xâm lược nhà Hán.

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

Lễ Tế Xuân tại đình làng An Mỹ

(GLO)- Ngày 9-3, tại đình làng An Mỹ (thôn 2, xã An Phú, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) diễn ra lễ cúng đình với các nghi thức long trọng tưởng nhớ công ơn của các vị tiền hiền có công khai hoang mở đất, lập làng và cầu quốc thái dân an.

 Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê. Ảnh: Ngọc Minh

Linh thiêng lễ cúng Quý Xuân tại An Khê

(GLO)- Ngày 8 và 9-3 (nhằm mùng 9 và 10-2 âm lịch), Ban Nghi lễ đình An Khê tổ chức lễ cúng Quý Xuân tại An Khê trường và An Khê đình thuộc Khu di tích Tây Sơn Thượng đạo (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai).

Phục dựng lễ mừng lúa mới của người Jrai. Ảnh: Lam Nguyên

Nghĩ suy trong mùa lễ hội

(GLO)- Lễ hội là sinh hoạt văn hóa dân gian đậm tính cộng đồng và được tổ chức khắp mọi miền đất nước. Ngoài 2 dân tộc bản địa Jrai và Bahnar, trên địa bàn tỉnh Gia Lai còn có 42 dân tộc anh em khác sinh sống với bản sắc văn hóa lễ hội độc đáo.

Ông Đinh Plih sắp xếp bộ cồng chiêng và các vật dụng sẵn sàng đem theo khi đi trình diễn, quảng bá văn hóa dân tộc Bahnar. Ảnh: N.M

Đinh Plih: Tự hào “vốn liếng” văn hóa Bahnar

(GLO)- “Ý nghĩa của công việc không phải chỉ nằm ở chỗ tiền bạc mà còn ở nhu cầu về tinh thần, biểu hiện của giá trị, một vốn liếng để tự hào”. Câu nói này thật đúng đối với ông Đinh Plih (xã Tơ Tung, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai). Với ông, hạnh phúc đơn giản là bản thân được sống trọn với đam mê.

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

Sức sống của lễ hội Tây Nguyên

(GLO)- Hoa pơ lang thắp lửa cuối khu nhà mồ làng Pyang, thị trấn Kông Chro, tỉnh Gia Lai. Nổi bật giữa lớp lớp nhà mồ cũ là 3 nhà mồ mới làm. Đó là những dấu hiệu mùa lễ hội giữa núi rừng Trường Sơn.

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

Lễ bỏ mả của người Bahnar ở Kông Chro

(GLO)- Từ 21 đến 23-2, làng Pyang (thị trấn Kông Chro, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) tưng bừng tổ chức lễ bỏ mả-một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của người Bahnar Đông Trường Sơn

Gìn giữ giai điệu của đá

Gìn giữ giai điệu của đá

Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).

Sức sống từ lễ hội ở làng Kép 2 (xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Păh) khiến ngôi làng này trở thành điểm du lịch văn hóa hấp dẫn. Ảnh: M.C

Gìn giữ lễ hội để phát triển du lịch

(GLO)- Lễ hội Tây Nguyên không chỉ là sự kiện mang tính cộng đồng mà là “kho báu” cho du lịch. Đánh giá đúng thực trạng lễ hội trong các buôn làng để có giải pháp khai thác phát triển du lịch là vấn đề cần được tính đến.

Lễ báo hiếu: Thơm thảo tấm lòng con cái

Lễ báo hiếu, thơm thảo tấm lòng con cái

(GLO)- Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, người Bahnar luôn nhắc nhau: “Phải kính trọng cha mẹ như mặt trăng, kính trọng ông bà như mặt trời”. Khi đã trưởng thành, con cái đều nghĩ đến việc tổ chức lễ báo hiếu cha mẹ (teh nhung ăn kră).

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

Nâng cao chất lượng các danh hiệu văn hóa ở cơ sở

(GLO)- UBND tỉnh Gia Lai ban hành QĐ số 60/2024/QĐ-UBND quy định chi tiết tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn, tổ dân phố văn hóa”, “Xã, phường, thị trấn tiêu biểu” để hướng dẫn thực hiện, bảo đảm phù hợp với đặc thù văn hóa và tình hình kinh tế-xã hội của địa phương.

Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia vừa họp, bỏ phiếu thống nhất đề xuất Thủ tướng Chính phủ công nhận Quần thể di tích Tây Sơn Thượng đạo là di tích quốc gia đặc biệt. Ảnh: Ngọc Minh

Chuyện làm hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo

(GLO)- Cuối thập niên 80 của thế kỷ trước, những người làm công tác di sản văn hóa (như cách gọi ngày nay) của tỉnh Gia Lai-Kon Tum bắt tay vào việc thu thập thông tin để làm hồ sơ di tích đề nghị xếp hạng, trong đó có hồ sơ di tích Tây Sơn Thượng đạo.

Chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh)

Vọng tiếng chuông ngân

(GLO)- Trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nhiều ngôi chùa bắt đầu bằng chữ Bửu như chùa Bửu Minh (huyện Chư Păh), Bửu Thắng, Bửu Nghiêm, Bửu Hải (TP. Pleiku). Riêng cái tên Bửu Tịnh được đặt cho 2 ngôi chùa, 1 ở Ayun Pa, 1 ở Krông Pa. Nhà tôi ở gần chùa Bửu Tịnh (xã Phú Cần, huyện Krông Pa).