(GLO)- Lời Tòa soạn: Nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569, P.V Báo Gia Lai đã có cuộc phỏng vấn Hòa thượng Thích Từ Vân-Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh về ý nghĩa cũng như hoạt động của Giáo hội nhân sự kiện này.
* P.V: Đại lễ Phật đản năm nay tại Gia Lai có điểm gì mới so với trước đây, thưa Hòa thượng?
Hòa thượng Thích Từ Vân. Ảnh: L.T
- Hòa thượng THÍCH TỪ VÂN:Đại lễ Phật đản năm nay diễn ra trong không khí tràn đầy hân hoan những ngày lễ kỷ niệm lớn của đất nước như 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), tiến tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2025) và 80 năm Ngày Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2025)...
Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 là một sự kiện đối ngoại đặc biệt của đất nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam, diễn ra vào giữa nhiệm kỳ IX của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và nhiệm kỳ VI của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Gia Lai, một giai đoạn hứa hẹn nhiều thành tựu mới trong hoạt động Phật sự tại địa phương, cũng như cả nước.
Hòa trong không khí Đại lễ Phật đản năm 2025, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã hướng dẫn tổ chức Đại lễ trên địa bàn tỉnh. Trong đó có các công việc chính như: tổ chức treo biểu ngữ chào mừng Đại lễ Phật đản, xe hoa diễu hành, triển lãm văn hóa Phật giáo, viếng các liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ tỉnh, biểu diễn văn nghệ mừng Phật đản. Cấp tỉnh tổ chức lễ đài chính tại Thiền Viện Trúc Lâm Tây Nguyên (xã Ia Dêr, huyện Ia Grai).
Ban Trị sự cấp huyện và ở các chùa, tịnh xá trong tỉnh tổ chức hành lễ, cùng các hình thức trang trí và sinh hoạt văn hóa-văn nghệ. Tại tư gia phật tử treo cờ Phật giáo và trang trí mừng Phật đản… Đặc biệt, sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương cũng tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ về nhiều mặt và đảm bảo an ninh trật tự trong dịp lễ. Cùng với đó là sự chung sức đồng lòng của đồng bào phật tử, góp phần để Đại lễ Phật đản tại tỉnh diễn ra thành công tốt đẹp.
Các Phật tử diễu hành xe đạp hoa mừng Phật đản trên các tuyến đường chính tại TP. Pleiku. Ảnh: L.T
* P.V: Hòa thượng đánh giá như thế nào về sinh hoạt tôn giáo ở Gia Lai thời gian qua?
- Hòa thượng THÍCH TỪ VÂN: Sau 50 năm thống nhất đất nước, Phật giáo Gia Lai ngày càng phát triển. Nhiều ngôi chùa, tịnh xá được trùng tu nâng cấp hoặc xây dựng mới có quy mô lớn, kiến trúc phong phú, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo của người dân. Đến nay, toàn tỉnh có 120 ngôi chùa, tịnh xá cùng hơn 500 chức sắc, tăng ni. Nhiều vị tăng ni trẻ có trình độ cao được đào tạo trong và ngoài nước, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của Giáo hội. Riêng Trường Trung cấp Phật học tỉnh đã hoàn thành 4 khóa đào tạo với gần 180 tăng ni sinh tốt nghiệp và đang tiếp tục đào tạo khóa thứ V.
Tăng ni và phật tử toàn tỉnh rất phấn khởi vì hoạt động tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đã nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nhiều mặt của lãnh đạo các cấp tại địa phương. Điều đó khẳng định thực tế đời sống sinh hoạt của Phật giáo và các tôn giáo tại Gia Lai ngày càng thuận lợi, chấp hành đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước về tôn trọng tự do tín ngưỡng-tôn giáo...
Thay mặt Ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, tôi mong rằng tăng ni và phật tử, các chùa, tịnh xá tiếp tục phát huy truyền thống “hộ quốc an dân” của Phật giáo Việt Nam, đồng hành cùng dân tộc, thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, chấp hành việc sinh hoạt tôn giáo đúng pháp luật và Hiến chương của Giáo hội. Đồng thời, các chùa, tịnh xá hướng dẫn bà con phật tử tu học theo tinh thần từ bi và trí tuệ của Đức Phật, quan tâm công tác từ thiện xã hội, tích cực tham gia xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và thực hiện các phong trào do địa phương tổ chức.
Kính chúc toàn thể quý vị và tăng ni, phật tử mùa Phật đản Vesak 2025 Phật lịch 2569 hoan hỉ, thân tâm thường an lạc!
* P.V: Trân trọng cảm ơn Hòa thượng!
Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh vừa có văn bản hướng dẫn triển khai một số nội dung công tác nhân dịp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 và mùa an cư kiết hạ năm 2025.
Theo đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh chủ động phối hợp với các ngành chức năng và chính quyền ở địa phương thống nhất phương án phù hợp để hướng dẫn, hỗ trợ Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 và an cư kiết hạ năm 2025 theo đúng quy định của pháp luật, hướng dẫn của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, bảo đảm tổ chức Đại lễ được trang nghiêm, an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, phát huy tốt các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của Phật giáo.
Tổ chức đoàn đến thăm hỏi, động viên, chúc mừng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các huyện, thị xã, thành phố, các chùa và tịnh xá, cơ sở bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp, cũng như các vị giáo phẩm, chức sắc Phật giáo tiêu biểu có nhiều đóng góp trong các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do MTTQ Việt Nam phát động. Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để phát huy, nhân rộng các mô hình tốt, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả của Phật giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; các hoạt động y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo…
(GLO)- Trong không gian nghiên cứu văn học đương đại, dòng chảy lý luận thường hướng về các khuynh hướng của văn học dành cho người trưởng thành, TS Lê Nhật Ký lặng lẽ đi trên lối hiếm người theo: Nghiên cứu văn học thiếu nhi.
Bộ VH-TT-DL đã phê duyệt mẫu biểu trưng (logo) chính thức phục vụ công tác tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Theo người dân Lý Sơn, có hàng chục bộ xương cá Ông đang được lưu giữ trên đảo nhưng hai bộ “Đồng Đình Đại vương," “Đức Ngư nhị vị tôn thần” còn đủ nguyên trạng, được phục dựng hoàn chỉnh.
(GLO)- 2 tỉnh Bình Định và Gia Lai (cũ) hợp nhất là cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển vùng Duyên hải-Tây Nguyên. Cùng với các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội…, văn hóa nghệ thuật cũng được công chúng hết sức quan tâm.
Tôi không phải một dịch giả chuyên nghiệp - mào đầu vậy hoàn toàn không phải để biện hộ cho những sơ suất, sai sót và thô lậu mà bất cứ ai khi chạm tay vào việc dịch nói riêng, việc chữ nghĩa nói chung, dẫu là tay thuận hay tay ngang, đều phải đối mặt và chịu trách nhiệm.
Triển lãm 'Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Giáo dục - Khoa cử Việt Nam' diễn ra từ 30.6 đến 31.7 tại Bình Định với nhiều nội dung đặc sắc, gắn kết di sản quốc gia với bản sắc văn hóa địa phương.
Để chào đón thời khắc đặc biệt của đất nước, của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ cao cả với vai trò, vị thế là cơ quan ngôn luận của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; thực hiện nhiệm vụ mà người đứng đầu hệ thống Mặt trận đã tin tưởng giao phó; kể từ tháng 7.2025, Báo Đại đoàn kết ra mắt ấn phẩm Tinh hoa Việt bộ mới.
Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên.
(GLO)- Nếu tính từ dấu mốc ký Nghị định Toàn quyền Đông Dương thành lập đại lý hành chính Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum ngày 24-5-1925, Pleiku với ý nghĩa một địa danh cả về cách đọc và cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay đã được 100 năm.
Trong ngôi nhà sàn dưới chân núi ở làng K8, xã Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh Thạnh), Nghệ nhân nhân dân Ðinh Chương nở nụ cười sảng khoái, hồ hởi nói: “Bà con trong làng đang trông chờ ngày 1.7.2025, để không chỉ núi liền núi, sông liền sông mà đồng bào Bana ở hai tỉnh trước đây sẽ về chung mái nhà tỉnh Gia Lai mới”.
(GLO)- Sáng sớm, khi chú gà trống choai cất tiếng gáy đầu tiên hòa vào tiếng thuyền chài khua nước ngoài sông, mẹ đã thức dậy. Bên ánh lửa bập bùng từ bếp củi, mẹ lặng lẽ chuẩn bị cho một ngày ra chợ. Hôm nay, mẹ lại gánh cá ra chợ huyện.
Các hiện vật là Bảo vật quốc gia, gồm: Chõ gốm thuộc văn hoá Đông Sơn, tượng Phật và tượng Thần thuộc văn hoá Champa và văn hoá Óc Eo, Ấn triều Nguyễn, khuôn in tín phiếu năm 1947, 2 bức tranh của các danh hoạ Nguyễn Gia Trí và Nguyễn Sáng…
Địa phận Phủ Hoài Nhơn được xác lập năm Hồng Đức thứ 2 (1471), là miền “viễn châu” khá rộng; sau hơn 550 năm, vùng đất rộng lớn lúc ban đầu được phân chia thành nhiều tỉnh thuộc Nam Trung bộ và Bắc Tây Nguyên.
Nhân dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1.7.1915 – 1.7.2025), sáng 29.6, tại Hà Nội, Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức Triển lãm “Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh - Cuộc đời và sự nghiệp” nhằm tri ân những cống hiến to lớn của đồng chí Nguyễn Văn Linh đối với Đảng, đất nước và nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và cắt băng khai mạc Triển lãm.
Nghệ thuật múa trống Chhay-Dăm được coi là một "thỏi nam châm" văn hóa, không chỉ lưu giữ bản sắc dân tộc Khmer mà còn góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
Tại xã Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) có một dải đá nằm dưới biển - người dân địa phương gọi là tường thành Bờ Đập. Ngoài ra, tại bãi biển Hải Giang (trước đây là thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải) cũng có một dải đá tương tự - tục danh là Rạn Cầu - nằm sát mé biển.
(GLO)- Hơn 35 năm gắn bó với nghề, ông Siu Krang (SN 1960, làng Dek, xã Hbông, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) vẫn duy trì kỹ thuật thủ công để chế tác tượng nhà mồ của người Jrai.
(GLO)- Theo lời hẹn với chị Đinh Ly An (con gái của phi công Đinh Văn Đưới), anh em ở Phòng Nghiệp vụ (Bảo tàng tỉnh) đến thăm nhà (số 46A Nguyễn Đức Cảnh, TP. Pleiku) để tìm hiểu về những chiến công của ông ở Đoàn bay 919.
(GLO)- Với nhiều người, tự thân mưa đã gợi nỗi sầu, như một sự bất an, là niềm không mong đợi. Dẫu thế, như cỏ cây, cuộc đời mỗi người chẳng phải từ cơn mưa mà lớn khôn lên, những trải nghiệm cứ thế mà lấp đầy.
(GLO)- Tôi vẫn nhớ, thời còn giữ chức Trưởng phòng Hành chính Quản trị Văn phòng Tỉnh ủy Gia Lai-Kon Tum, cứ đến 6 giờ 45 phút hàng ngày, ông Vũ Xuân Sắc đã có mặt ở phòng giao ban của cơ quan.
Sáng 27.6 tại Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp cùng Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam chính thức phát động cuộc thi ảnh báo chí với chủ đề “Việt Nam trên hành trình đổi mới”.