Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Sau 6 năm triển khai trên toàn quốc, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ, được xem là một trong những giải pháp chiến lược nâng cao giá trị nông sản, tích hợp đa ngành, phát triển công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và góp phần xây dựng nông thôn mới.

Thông tin từ Diễn đàn kết nối sản phẩm OCOP ĐBSCL năm 2024 đang diễn ra tại tỉnh Kiên Giang, các sản phẩm OCOP của vùng này đã vươn lên vị trí thứ 2 cả nước. Chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì đa dạng, tiện ích và hấp dẫn người tiêu dùng. Các sản phẩm OCOP gắn với các thương hiệu nước mắm Phú Quốc - Kiên Giang, các mặt hàng đến từ vương quốc trái cây Tiền Giang như xoài cát Hòa Lộc, bưởi da xanh, các sản phẩm từ dừa Bến Tre, dừa sáp Trà Vinh, tôm, cua Cà Mau, Sóc Trăng, muối Bạc Liêu... không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường quốc tế, mang lại giá trị kinh tế cao.

Dù chương trình đã mang lại kết quả tích cực nhưng nhiều sản phẩm OCOP còn khó khăn trong việc tiếp cận thị trường, xúc tiến thương mại, chưa có chiến lược tiếp thị hiệu quả. Nhiều nơi vẫn gặp khó trong việc xây dựng thương hiệu. Liên kết vùng, phát triển đa ngành vẫn chưa thực sự được chú trọng.

Để khắc phục những hạn chế trên và nâng cao giá trị sản phẩm OCOP ở ĐBSCL, cần thực hiện các nhóm giải pháp đẩy mạnh liên kết vùng, phát triển công nghiệp chế biến, tích hợp du lịch và làng nghề, đẩy mạnh xúc tiến thương mại và nâng cao chất lượng sản phẩm. Yêu cầu sắp tới cần tăng cường tích hợp giá trị liên ngành nông nghiệp, công nghiệp chế biến, du lịch, các ngành công nghiệp sáng tạo khác như thiết kế thời trang, mang các giá trị nông sản OCOP vào ngành công nghiệp văn hóa, chuyển tải các giá trị bản địa của vùng ĐBSCL.

Theo đó, cần tăng cường hợp tác giữa các địa phương để xây dựng chuỗi giá trị sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm OCOP. Đầu tư nhiều hơn cho công nghệ chế biến hiện đại, nâng cao chất lượng và giá trị, tập trung vào việc phát triển các sản phẩm chế biến sâu, giảm xuất khẩu sản phẩm thô. Kết hợp phát triển du lịch với các làng nghề truyền thống, tạo ra các trải nghiệm độc đáo cho du khách và tăng thu nhập cho người dân địa phương. Xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng rõ ràng, tăng hỗ trợ các cơ sở sản xuất OCOP tiếp cận với các chứng nhận quốc tế để gia tăng cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu. Cần có các chương trình quảng bá sản phẩm OCOP ở cả thị trường trong nước và quốc tế, đặc biệt là thông qua các kênh thương mại điện tử.

Du lịch nông nghiệp là một mô hình tiềm năng để nâng cao giá trị sản phẩm OCOP tại ĐBSCL. Việc kết hợp giữa làng nghề với du lịch cũng là một hướng đi tiềm năng. Khách du lịch không chỉ tham quan mà còn có thể trải nghiệm quá trình sản xuất và mua sắm các sản phẩm OCOP. Những trải nghiệm về các làng nghề, vườn cây ăn trái, vùng nuôi thủy sản có thể thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Cần tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cùng với việc kết hợp chặt chẽ giữa các địa phương và doanh nghiệp. Việc đào tạo nhân lực địa phương để phục vụ du lịch cũng là yếu tố quan trọng, giúp tăng cường năng lực cạnh tranh.

Làng nghề truyền thống và công nghiệp nông thôn là một phần không thể thiếu trong chương trình OCOP. Các làng nghề như làm gốm, dệt chiếu, sản xuất thủ công mỹ nghệ từ tre, dừa, các mặt hàng nông sản khác ở các địa phương đã có bước phát triển đáng ghi nhận nhưng cần tăng cường hỗ trợ để đổi mới công nghệ và mở rộng thị trường. Việc áp dụng công nghệ tiên tiến và phát triển mẫu mã sản phẩm hiện đại sẽ giúp làng nghề giữ gìn giá trị truyền thống, đồng thời đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện đại.

Chương trình OCOP ở ĐBSCL đã góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế địa phương, nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và làng nghề. Tuy nhiên, để chương trình này thực sự phát huy hết tiềm năng cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các địa phương và sự đầu tư đồng bộ vào công nghệ, quy hoạch, xúc tiến thương mại. Việc tích hợp giá trị liên ngành sẽ là chìa khóa giúp nâng cao giá trị sản phẩm OCOP, góp phần phát triển bền vững cho ĐBSCL trong tương lai.

Theo TS. TRẦN HỮU HIỆP (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Ngăn ngừa hiểm họa

Ngăn ngừa hiểm họa

Tài xế không được lái xe quá 48 giờ/tuần là một trong những quy định đáng chú ý của Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ - có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

Lực đẩy từ quyết sách

Lực đẩy từ quyết sách

Đến hết quý 2-2024, dù tình hình địa - chính trị toàn cầu đầy bất ổn thì trong đà phục hồi mạnh mẽ của Đông Nam Á, Philippines và Việt Nam tiếp tục là hai nền kinh tế có hiệu suất cao nhất trong khu vực, tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 6,9%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, tăng trưởng 5,9%.

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Có một điều đã được các nhà sản xuất chương trình, nhất là những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế, liên tục nhấn mạnh nhiều năm qua là TPHCM hiện rất thiếu không gian chuyên dụng, tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Không ai vô can trước lạm thu

Không ai vô can trước lạm thu

Trước một khoản thu lạ ở trường học, dư luận thường chĩa mũi dùi vào một cá nhân nào đó, thường là hiệu trưởng, giáo viên hoặc người của ban đại diện phụ huynh… Nhưng thực tế cho thấy, không ai vô can trong lạm thu.

Những cuốn “sách sống”

Những cuốn “sách sống”

(GLO)- Qua thời gian và với sự phát triển của khoa học công nghệ, cách thức tiếp thu kiến thức từ sách dần thay đổi và đa dạng hơn, từ sách in truyền thống đến sách điện tử, sách nói. Sẽ như thế nào nếu ta được “đọc” một cuốn sách đặc biệt hơn, đó là trò chuyện với người có những trải nghiệm thú vị?

Rạn vỡ vô hình

Rạn vỡ vô hình

Sáng 27/9, thi thể người mẹ của cháu Phúc ở Làng Nủ được tìm thấy sau 17 ngày bị chôn vùi bởi trận lở núi. Nhẹ bớt nỗi niềm. Không chỉ vì thêm một thi thể được may mắn tìm thấy. Mà bởi cảnh 1 đứa bé gầy gò ngày ngày cầm cuốc gắng sức lật đống bùn lầy tìm xác mẹ cứ đào xới vào tâm can nhiều người...

Giá trị trường tồn

Giá trị trường tồn

(GLO)- Cuộc sống là sự phát triển không ngừng mà ở đó cái cũ, cái không phù hợp sẽ được thay thế bởi cái mới, cái tốt đẹp hơn. Tuy vậy, có những thứ không mất đi mà vẫn tồn tại song song cùng cái mới. Có những giá trị mãi trường tồn với thời gian trong cuộc sống của mỗi chúng ta.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.