Gia Lai đề xuất xây đập dâng 350 tỷ đồng 'cứu' dòng sông Ba

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất nông- công nghiệp, cải tạo cảnh quan môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), địa phương này mong muốn sớm được triển khai xây dựng hệ thống đập dâng nước trên sông Ba (đoạn qua thị xã An Khê).

Tổng mức đầu tư cho dự án này là 350 tỷ đồng.

Sông Ba, đoạn chảy qua thị xã An Khê, bị cạn nước. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN

Sông Ba, đoạn chảy qua thị xã An Khê, bị cạn nước. Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN

Theo UBND tỉnh Gia Lai, sông Ba đóng vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa lớn đối với đời sống người dân. Từ khi thủy điện An Khê- Ka Nát đưa vào hoạt động năm 2012 đến nay, toàn bộ lượng nước đã bị ngăn dòng chảy xuống Bình Định, lượng nước xã qua thị xã An Khê chưa đến 4s/m3 khiến sông Ba đoạn qua thị xã An Khê rơi vào cảnh thiếu nước trầm trọng.

Không chỉ đoạn chảy qua thị xã An Khê cạn trơ đáy, sông Ba đã không còn dòng chảy. Điều này đã tác động rất lớn đến nguồn cung cấp nước sinh hoạt, phục vụ tưới tiêu chính cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp; đồng thời làm ảnh hưởng rất lớn đến vai trò điều hòa khí hậu, tạo cảnh quan cho khu vực thị xã An Khê.

Nhằm “cứu” dòng sông Ba thoát khỏi cảnh “sông chết”, trong Quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021- 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1750/QĐ-TTg ngày 30/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Gia Lai đã trình phương án phát triển kết cấu hạ tầng phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu và thuỷ lợi giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2050; trong đó có nội dung “Nghiên cứu xây dựng hệ thống đập dâng nước trên sông Ba đoạn qua thị xã An Khê cấp nước sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp, cảnh quan môi trường và phát triển kinh tế - xã hội thị xã An Khê”.

Với quy mô đập gồm 3 khoang thoát nước bằng bê tông cốt thép, chiều cao đập 5- 6m, chiều dài mỗi đập rộng trung bình 150m có tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng. Dự án sẽ đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt, phục vụ sản xuất nông- công nghiệp, cải tạo cảnh quan môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của thị xã An Khê.

Thủy điện An Khê- Kanak được khởi công xây dựng vào năm 2005 với tổng công suất 173MW. Theo thiết kế, Thủy điện An Khê - Kanak có 2 bậc. Bậc 1 lấy nước từ sông Ba về hồ chứa Kanak dung tích hơn 285 triệu m3 (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) để vận hành máy ở Nhà máy Kanak.

Bậc 2, nguồn nước sau chạy máy được đổ vào hồ chứa An Khê 5,6 triệu m3 (thị xã An Khê). Nguồn nước này được đưa vào đường ống bắc qua đèo An Khê để sử dụng chạy máy cho Thủy điện An Khê (huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Nguồn nước cuối cùng sau khi chạy máy được dẫn ra suối Cát để đổ về sông Côn.

Việc không trả nước về sông Ba nên đời sống người dân ở 6 huyện, thị xã của tỉnh Gia Lai và 5 huyện, thành phố thuộc tỉnh Phú Yên với khoảng 1 triệu người dân đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Theo Quang Thái (TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Cảng Quy Nhơn xưa, nay & mai này

Cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng

(GLO)- Với việc hợp nhất 2 tỉnh Gia Lai (cũ) với Bình Định thành tỉnh Gia Lai, kinh tế biển sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và là ngành mũi nhọn của địa phương. Và, cảng Quy Nhơn giữ vai trò cầu nối quan trọng trong khu vực.

Đồng chí Lâm Hải Giang đã tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho UBND và các đơn vị của xã Ia Hrung. Ảnh: Hà Duy

Xã Ia Hrung tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư

(GLO)- Tiếp tục khai thác dư địa để thu hút đầu tư, nhanh chóng tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các dự án đang triển khai trên địa bàn xã là một trong những chỉ đạo quan trọng của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Lâm Hải Giang tại buổi làm việc với Đảng uỷ, chính quyền xã Ia Hrung vào chiều 11-7.

Công ty cổ phần Phát triển Yến Xuân Cao Nguyên hiện có khoảng 20 dòng sản phẩm yến sào. Ảnh: H.T

Nâng tầm sản phẩm yến sào Gia Lai

(GLO)-Với điều kiện khí hậu mát mẻ, nguồn thức ăn dồi dào, khu vực phía Tây tỉnh Gia Lai đang trở thành một trong những vùng trọng điểm phát triển nghề nuôi yến. Để yến sào Gia Lai vươn xa, các cấp, các ngành, người dân, doanh nghiệp cần chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng, quảng bá thương hiệu.

Chủ động phòng, chống dịch tả heo châu Phi

Chủ động phòng-chống dịch tả heo châu Phi

(GLO)- Dịch tả heo châu Phi (ASF) xuất hiện tại phường An Nhơn Đông (tỉnh Gia Lai) buộc chính quyền địa phương đã phải tiêu hủy hơn 200 con heo nhiễm bệnh. Nguy cơ lây lan dịch bệnh đang hiện hữu khi thời tiết diễn biến thất thường, người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn.

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

Cây dừa xiêm "bén duyên" với vùng đất Ia Dom

(GLO)- Sau nhiều năm tìm kế mưu sinh khắp nơi, anh Dương Văn Thiết (SN 1976, thôn Cửa Khẩu, xã Ia Dom, tỉnh Gia Lai) đã chọn vùng biên viễn làm bến đỗ cho gia đình nhỏ. Không chỉ phát triển chăn nuôi, anh đã mạnh dạn khởi nghiệp với cây dừa xiêm-giống cây mới hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.

null