Bị huyết áp cao: Khi nào nên tránh ngủ nằm ngửa?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Huyết áp cao xảy ra khá phổ biến ở những người trung niên và cao tuổi. Các nghiên cứu cho thấy huyết áp cao liên quan đến một vấn đề sức khỏe mà khi mắc, người bệnh cần tránh ngủ trong tư thế nằm ngửa.

Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Cureus phát hiện hơn 30% bệnh nhân bị huyết áp cao cũng đồng thời mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể xác định đâu là tư thế ngủ an toàn nhất cho người cùng lúc mắc huyết áp cao và ngưng thở khi ngủ, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ) .

Các chuyên gia khuyến cáo người bị ngưng thở khi ngủ nên nằm nghiêng và tránh nằm ngửa khi ngủ. Ảnh PEXELS

Các chuyên gia khuyến cáo người bị ngưng thở khi ngủ nên nằm nghiêng và tránh nằm ngửa khi ngủ. Ảnh PEXELS

Tuy nhiên, có một tư thể ngủ mà họ cần tránh đó là ngủ nằm ngửa. Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết ngủ nằm ngửa không chỉ khiến tình trạng ngưng thở khi ngủ dễ xảy ra mà còn làm tăng nguy mắc một số bệnh tim mạch. Kết luận này được rút ra từ một nghiên cứu thực hiện trên hơn 11.000 người ở Mỹ.

Kết quả cho thấy những người có chỉ số huyết áp cao khi ngủ nằm ngửa cũng sẽ dễ bị đột quỵ, bệnh tim, suy tim hoặc tử vong sớm cao hơn so với những người dù ngủ nằm ngửa nhưng lại không bị huyết áp cao.

Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn và huyết áp cao là hai tình trạng đi đôi với nhau. Các chuyên gia cho biết ngưng thở khi ngủ sẽ khiến người bệnh nhận được ít ô xy hơn. Hệ quả là khiến tim phải làm việc nhiều hơn để đưa máu giàu ô xy lưu thông khắp cơ thể.

Khi tim bơm nhiều máu hơn, huyết áp sẽ tăng, khiến áp lực tác động lên thành động mạch cũng tăng theo. Vì lý do này, những người mắc chứng ngưng thở khi ngủ được khuyên nên tránh tư thế nằm ngửa. Tư thế ngủ này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của ngưng thở khi ngủ, sau đó là làm tăng huyết áp.

Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được tư thế ngủ nào là an toàn nhất cho người vừa bị huyết áp cao, vừa bị ngưng thở khi ngủ. Do đó, cách tốt nhất là người bệnh hãy trao đổi với bác sĩ. Tùy bệnh tình của mỗi người mà bác sĩ sẽ có khuyến cáo cụ thể.

Tuy nhiên, một số chuyên gia tin rằng ngủ nằm nghiêng sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ ngưng thở khi ngủ. Bên cạnh đó, khi nói đến huyết áp cao, nằm nghiêng về bên trái có thể là lựa chọn tốt nhất. Vì tư thế nằm ngủ này giúp máu lưu thông trở lại tim dễ dàng hơn.

Đặc biệt, với những người bị tăng huyết áp về đêm, trước khi ngủ, họ cần uống đủ các loại thuốc huyết áp được kê. Người bệnh cũng cần duy trì lịch trình ngủ đều đặn, kiêng rượu bia và cà phê vào buổi tối. Những biện pháp này có thể giúp điều chỉnh huyết áp trong khi bạn ngủ, theo Healthline.

Có thể bạn quan tâm

Lợi ích của lá tía tô

Lợi ích của lá tía tô

(GLO)- Lá tía tô không chỉ được dùng làm gia vị mà còn là một vị thuốc bắc tương đối phổ biến, có giá trị dinh dưỡng và giá trị y học cao. Hơn nữa, đối với cơ thể con người, nếu ăn tía tô thường xuyên, đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho cơ thể.

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

Bác sĩ Phạm Tỵ: 10 lần được nhận bằng lao động sáng tạo

(GLO)- Với tình yêu nghề và tinh thần lao động sáng tạo, Tiến sĩ-bác sĩ Phạm Tỵ-Trưởng khoa Phẫu thuật thần kinh cột sống (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) được Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam trao tặng Bằng Lao động sáng tạo năm 2024. Đây là Bằng Lao động sáng tạo thứ 10 của bác sĩ Phạm Tỵ.
Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

Đề xuất thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn

(GLO)- Tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế 2024 đang được lấy ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, một số chuyên gia đề xuất việc thanh toán bảo hiểm y tế cho điều trị vô sinh, hiếm muộn bởi đây là gánh nặng, áp lực kinh tế mà nhiều gia đình Việt gặp phải.