Chư Sê quan tâm chăm sóc gia đình chính sách, người có công

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, Đảng bộ, chính quyền và người dân huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) luôn quan tâm thực hiện tốt công tác chăm lo, giúp đỡ các gia đình chính sách, người có công với cách mạng.
Chủ tịch UBND huyện Chư Sê Rmah H’Bé Nét (ở giữa) thăm, tặng quà gia đình chính sách. Ảnh: Mỹ Đức

Chủ tịch UBND huyện Chư Sê Rmah H’Bé Nét (ở giữa) thăm, tặng quà gia đình chính sách. Ảnh: Mỹ Đức

Ông Cáp Hoàng Việt-Chủ tịch UBND xã Ia Hlốp-cho biết: Toàn xã có 119 đối tượng chính sách đang thụ hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên. Cùng với việc thực hiện Pháp lệnh người có công, những năm qua, phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” luôn được xã quan tâm triển khai với sự hưởng ứng của đông đảo người dân. Việc chi trả chế độ chính sách cho người có công luôn được triển khai kịp thời, chu đáo.

Theo chân chị Nguyễn Thị Hải-Cán bộ phụ trách công tác lao động-thương binh và xã hội xã Ia Hlốp, chúng tôi đến làng Gran thăm gia đình bà Siu Ser. Bà Ser năm nay 70 tuổi, là bệnh binh mất sức khỏe 61%, đang hưởng trợ cấp 3,9 triệu đồng/tháng.

Bà cho hay: “Năm 1973, tôi bắt đầu tham gia cách mạng. Đầu năm 1974, khi đang làm nhiệm vụ thì máy bay địch oanh tạc, tôi bị viên đạn xuyên vào lưng. Sau 3 tháng điều trị vết thương, tôi tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến ngày thống nhất đất nước”.

Trở về với cuộc sống đời thường, bà Ser xây dựng gia đình. Tuy nhiên, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. “Nhờ được sự quan tâm, động viên của cấp ủy, chính quyền và nỗ lực của bản thân, cuộc sống của gia đình tôi ngày càng ổn định”-bà Ser chia sẻ.

Còn bà Ymy (làng Vel, xã Ia Ko) là thương binh có tỷ lệ mất sức khỏe trên 71%, đang hưởng trợ cấp 4,126 triệu đồng/tháng. Bà bộc bạch: “Tôi rất vui vì các cấp, ngành luôn quan tâm đến những thương-bệnh binh, nhất là vào các dịp lễ, Tết. Không chỉ vậy, chúng tôi còn được hỗ trợ vốn, cây-con giống, nhà ở để ổn định cuộc sống”.

Ông Rơ Mah Sơ-Chủ tịch UBND xã Ia Ko-thông tin: Xã có 91 người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Ngoài chi trả kịp thời tiền trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng chính sách, các chế độ ưu đãi khác cũng được xã đặc biệt quan tâm thực hiện.

Cán bộ xã, thôn thăm hỏi bệnh binh Siu Ser (thứ 2 từ trái qua; xã Ia Hlốp). Ảnh: Đinh Yến

Cán bộ xã, thôn thăm hỏi bệnh binh Siu Ser (thứ 2 từ trái qua; xã Ia Hlốp). Ảnh: Đinh Yến

Trao đổi với P.V, bà Lê Thị Ngọc-Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện-khẳng định: Chăm lo gia đình chính sách, người có công là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của huyện.

Vào các dịp lễ, Tết, ngoài việc cấp phát tiền trợ cấp và quà đến từng đối tượng người có công nhanh chóng, kịp thời, huyện còn trích kinh phí hàng trăm triệu đồng, vận động các nhà hảo tâm tặng quà cho các gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn.

Đến nay, 100% xã, thị trấn trên địa bàn huyện Chư Sê được công nhận làm tốt công tác chăm sóc gia đình chính sách, người có công; 100% hộ gia đình chính sách, người có công tại địa phương được thụ hưởng đầy đủ các chính sách, chế độ theo quy định.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, huyện đã tổ chức điều dưỡng tập trung cho 7 đối tượng và điều dưỡng tại nhà cho 438 đối tượng. Công tác tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách được triển khai sâu rộng đến các đối tượng chính sách và người dân.

Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), huyện Chư Sê triển khai nhiều hoạt động chăm lo cho các gia đình chính sách, người có công. Theo đó, huyện tổ chức thăm, tặng quà 1.113 người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng; tu bổ, chỉnh trang 7 công trình ghi công liệt sĩ.

Bên cạnh đó, Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện phối hợp với các ngành, địa phương đẩy mạnh công tác đền ơn đáp nghĩa; triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước đối với gia đình chính sách, người có công.

Có thể bạn quan tâm

Rạn vỡ vô hình

Rạn vỡ vô hình

Sáng 27/9, thi thể người mẹ của cháu Phúc ở Làng Nủ được tìm thấy sau 17 ngày bị chôn vùi bởi trận lở núi. Nhẹ bớt nỗi niềm. Không chỉ vì thêm một thi thể được may mắn tìm thấy. Mà bởi cảnh 1 đứa bé gầy gò ngày ngày cầm cuốc gắng sức lật đống bùn lầy tìm xác mẹ cứ đào xới vào tâm can nhiều người...

Ia Pa hỗ trợ sinh kế giúp người dân vươn lên

Ia Pa hỗ trợ sinh kế giúp người dân vươn lên

(GLO)- Pờ Tó là xã đặc biệt khó khăn của huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. Toàn xã có 1.930 hộ, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm đến 56,4%. Đời sống của người dân chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, nhiều hộ do không có đất sản xuất, thiếu vốn nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn.

Gia Lai: Góp ý, phản biện hồ sơ xây dựng nghị quyết về đãi ngộ, thu hút, đào tạo nhân lực y tế

Gia Lai: Góp ý, phản biện hồ sơ xây dựng nghị quyết về đãi ngộ, thu hút, đào tạo nhân lực y tế

(GLO)- Sáng 30-9, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai tiến hành hội nghị góp ý và phản biện đối với hồ sơ xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định chính sách đãi ngộ, thu hút, đào tạo nguồn nhân lực y tế công lập trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2025-2030.

Ia Pếch, ngày trở lại...

Ia Pếch, ngày trở lại...

(GLO)- Hồi trước, muốn về xã B7 (xã Ia Pếch), từ trung tâm huyện Chư Păh (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai ngày nay), nếu đi ô tô thì phải về Pleiku, vòng ra Hàm Rồng, đến làng Ia Rốc, để ô tô ở đó rồi lội bộ vào xã. Nhưng bây giờ thì khác, đường ô tô chạy đến tất cả các làng của xã Ia Pếch.

Hội Liên hiệp phụ nữ xã Chư A Thai tổ chức truyền thông Dự án 8 với nội dung xóa bỏ định kiến về giới và phòng chống bạo lực gia đình. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện tháo gỡ khó khăn trong triển khai Dự án 8

(GLO)- Sau 3 năm triển khai, Dự án 8 đã góp phần giúp phụ nữ dân tộc thiểu số huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) vượt qua rào cản, khẳng định bản thân. Tuy nhiên, địa phương cũng gặp không ít khó khăn trong triển khai thực hiện dẫn đến tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đạt thấp.

Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Nguyễn Thị Miền làm kinh tế giỏi

Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn Nguyễn Thị Miền làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ là nữ bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn tận tâm, trách nhiệm, bà Nguyễn Thị Miền (thôn Thanh Bình, xã Uar, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) còn là gương sản xuất kinh doanh giỏi tại địa phương. Bà là điển hình cho người phụ nữ thời đại mới giỏi việc nước, đảm việc nhà.
Khi mưa bão đi qua

Khi mưa bão đi qua

(GLO)- Sau mỗi lần mưa bão, đứng trước cảnh tượng đổ nát hoang tàn, lòng tôi chỉ thấy dâng ngập những nỗi xót xa.