Pleiku xây dựng làng nông thôn mới thông minh

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai, bộ mặt thôn làng ở TP. Pleiku đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân ngày càng được nâng cao.

Thôn làng khởi sắc

Hệ thống đường giao thông của làng Bong Phrâo (xã An Phú) hiện đã được xây dựng, nâng cấp rộng rãi, khang trang và sạch sẽ. Nhiều tuyến đường rực rỡ sắc màu của các loại hoa giấy, hoa mười giờ, hoa ngũ sắc do hội viên phụ nữ, thanh niên trong làng trồng và chăm sóc. Các công trình cơ sở hạ tầng khác như nhà văn hóa, sân thể thao, hệ thống cấp nước sạch, đèn đường chiếu sáng… cũng được đầu tư hoàn thiện. Nhà cửa của người dân ngày càng khang trang, kiên cố. Đó là thành quả của việc thực hiện chương trình xây dựng NTM tại làng trong những năm qua.

Đường vào làng Bong Phrâo (xã An Phú, TP. Pleiku) khang trang, sạch đẹp. Ảnh: K.N

Đường vào làng Bong Phrâo (xã An Phú, TP. Pleiku) khang trang, sạch đẹp. Ảnh: K.N

Ông Ơn-Trưởng thôn Bong Phrâo-cho biết: Làng đã được công nhận đạt chuẩn NTM vào năm 2021. Hiện nay, làng có 146 hộ với gần 700 khẩu, trong đó, hơn 95% là người Jrai. Những năm qua, nhờ sự tuyên truyền, vận động của chính quyền địa phương, người dân trong làng đã đoàn kết, cố gắng vươn lên bằng cách áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế gia đình. Hiện 97% lao động chính trong làng có việc làm ổn định. Thu nhập bình quân đạt hơn 41 triệu đồng/người/năm. Làng hiện chỉ còn 5 hộ nghèo theo tiêu chí mới.

Còn tại xã Tân Sơn, sau khi làng Têng 2 được công nhận đạt chuẩn NTM, xã đang tiếp tục phấn đấu có thêm làng Têng 1 đạt chuẩn NTM. Phó Chủ tịch UBND xã Nguyễn Văn Tuyên cho hay: “Toàn xã có 1.479 hộ với 6.118 khẩu phân bố ở 3 thôn, 2 làng. Tỷ lệ người DTTS chiếm gần 30% dân số của xã. Người dân chủ yếu làm nông nghiệp; một số ít thì kinh doanh, buôn bán nhỏ lẻ. Những năm qua, người dân sống hòa thuận, đoàn kết, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và hương ước, quy ước của khu dân cư. Chúng tôi triển khai xây dựng NTM đảm bảo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”. Bên cạnh sự đầu tư hỗ trợ từ ngân sách nhà nước thì xã đã phát huy tốt nội lực của cộng đồng dân cư trong xây dựng NTM”. Cũng theo ông Tuyên, qua tuyên truyền, vận động, người dân đã phát huy tinh thần đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng. Hiện thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 48,5 triệu đồng/năm.

Hệ thống giao thông trên địa bàn xã Tân Sơn (TP. Pleiku) được đầu tư, nâng cấp, ngày càng hoàn thiện, góp phần trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: H.D

Hệ thống giao thông trên địa bàn xã Tân Sơn (TP. Pleiku) được đầu tư, nâng cấp, ngày càng hoàn thiện, góp phần trong xây dựng nông thôn mới. Ảnh: H.D

Theo thông tin từ UBND TP. Pleiku, sau hơn 6 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, diện mạo nông thôn và đời sống của đồng bào DTTS trên địa bàn đã có nhiều thay đổi. Đến nay, thành phố đã có 9 làng đồng bào DTTS được công nhận đạt chuẩn NTM gồm: Bong Phrâo (xã An Phú), Wâu, Chuet Ngol, Mơ Nú (xã Chư Á), Ia Nueng, Phung (xã Biển Hồ), Têng 2 (xã Tân Sơn), Nhao I, Nhao II (xã Ia Kênh).

Hướng tới NTM thông minh

Thành phố Pleiku có 14 phường và 8 xã với 175 thôn, làng, tổ dân phố, trong đó có 37 làng đồng bào DTTS. Ông Trần Tấn Quang-Phó Trưởng phòng Kinh tế TP. Pleiku-cho biết: “Với mục đích nâng cao chất lượng các tiêu chí của xã đã đạt chuẩn NTM, xây dựng các làng đồng bào DTTS thành các khu dân cư có cảnh quan, môi trường sáng-xanh-sạch-đẹp; gìn giữ được bản sắc văn hóa truyền thống, thành phố đã triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương. Cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là người đứng đầu đã xác định rõ trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện và phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ phụ trách công tác xây dựng làng NTM trong đồng bào DTTS, xem đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên”.

Việc huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhằm hỗ trợ đồng bào DTTS nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn tại các địa phương và thôn, làng xây dựng làng NTM đã phát huy hiệu quả. Đặc biệt, các địa phương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động về chương trình xây dựng NTM nhằm phát huy tối đa vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng khu dân cư phát triển toàn diện, bảo đảm an ninh trật tự.

Con đường khang trang vào làng Têng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku). Ảnh: H.D

Con đường khang trang vào làng Têng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku). Ảnh: H.D

Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch số 1362/KH-UBND ngày 5-5-2023 về việc thực hiện Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng NTM, hướng tới NTM thông minh giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu của Kế hoạch là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xây dựng NTM nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng dịch vụ giữa nông thôn và thành thị.

Hơn 6 năm qua, toàn thành phố đã huy động được gần 77 tỷ đồng để triển khai xây dựng làng NTM. Trong đó, vốn trực tiếp từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gần 1,3 tỷ đồng; vốn ngân sách thành phố 3,5 tỷ đồng; vốn ngân sách xã gần 39 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án gần 25 tỷ đồng; người dân đóng góp gần 8 tỷ đồng. Bên cạnh đó, các địa phương đã huy động được gần 1.550 ngày công để tu sửa, nâng cấp đường giao thông nông thôn, làm nhà rông văn hóa, nhà ở và các công trình phụ trợ khác. Người dân cũng đã hiến 22.473 m2 đất ở, đất vườn để làm nhà sinh hoạt cộng đồng, hội trường thôn, đường giao thông nông thôn.

“Quả ngọt” sau nhiều năm triển khai xây dựng làng NTM ở Pleiku là nhận thức của người dân được nâng lên; hệ thống hạ tầng giao thông nông thôn được đầu tư ngày càng hoàn thiện; thu nhập của người dân từng bước được nâng cao; đời sống tinh thần được chú trọng; tình hình an ninh trật tự được giữ ổn định.

“Thành phố tiếp tục tập trung huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị để việc xây dựng làng NTM trong vùng đồng bào DTTS trở thành một phong trào toàn dân. Việc phân công nhiệm vụ phụ trách từng phần việc trong triển khai xây dựng làng NTM gắn với công tác thi đua-khen thưởng và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên. Hiện có 2 làng đang trình UBND thành phố xem xét, công nhận đạt chuẩn NTM năm 2023 là làng C của xã Gào và làng Têng 1 của xã Tân Sơn”-ông Quang cho hay.

Có thể bạn quan tâm

Minh họa: ĐẶNG HỒNG QUÂN

Tuổi già

(GLO)- Gần đây, tôi ít về quê. Nhiều khi người thân ở quê có việc hoặc muốn biết về tình hình phát triển của quê hương, chỉ cần bỏ ra mươi phút lướt mạng là có đầy đủ thông tin.

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

Dự án “Giếng sạch trao buôn”: Thiết thực, ý nghĩa

(GLO)- Từ năm 2022 đến nay, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Tổ chức ASIF tại Việt Nam và các đơn vị tài trợ đã triển khai có hiệu quả Dự án “Giếng sạch trao buôn” giúp bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số có nước sạch để sử dụng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Phạm Minh Trung khẳng định việc giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai sẽ tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý (ảnh nguồn internet).

Phân cấp thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý

(GLO)- Theo phân cấp, từ ngày 1-11-2024, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác nhận thay đổi đối với trường hợp đăng ký biến động... tạo thuận lợi cho người dân lẫn cơ quan quản lý.

Ông Ksor Nai (thứ 2 từ phải sang) cùng người dân xã Chư Mố trao đổi về công tác hòa giải ở địa phương. Ảnh: H.M

Ksor Nai nhiệt tình với công tác hòa giải

(GLO)- Ngoài đảm nhận vai trò hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (TAND) huyện Ia Pa, từ năm 1978 đến nay, ông Ksor Nai (SN 1956, thôn Plơi Apa Ama H’lắk, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) còn tích cực tham gia công tác hòa giải ở địa phương.

Người dân làng Kmông phấn khởi khi công trình nước sạch được đưa vào sử dụng. Ảnh: N.H

Nước sạch về làng

(GLO)- Hàng trăm hộ dân ở làng Kmông và De Lung 1 (xã Ia Tô, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) vô cùng phấn khởi khi công trình nước sạch do Hội Liên hiệp phụ nữ xã kêu gọi doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng đã hoàn thành đưa vào sử dụng.