Tưởng nhớ, tri ân tổ tiên vương triều Trần

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Ngày 21/2 (ngày 12 tháng Giêng), Lễ rước nước, tế cá đã được tổ chức tại khu Di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - chùa Tháp (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định) nhằm tưởng nhớ, tri ân tổ tiên vương triều nhà Trần.

Đây là một trong những nghi thức trong chương trình Lễ hội Khai ấn Đền Trần Xuân Giáp Thìn 2024.

Các cụ cao niên thực hiện nghi thức lấy nước từ giếng rồng. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN

Các cụ cao niên thực hiện nghi thức lấy nước từ giếng rồng. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN

Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban Quản lý khu Di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - chùa Tháp cho biết, nghi lễ rước nước, tế cá là một trong 3 nghi lễ chính của Lễ hội Khai ấn đền Trần bao gồm: Lễ rước kiệu Ngọc Lộ, lễ rước nước, tế cá và nghi lễ Khai ấn. Nghi lễ rước nước, tế cá có ý nghĩa quan trọng nhằm tri ân công đức tổ nghiệp vương triều nhà Trần xuất thân từ nghề chài lưới đã giúp cho thế hệ con cháu sau này có điều kiện phát triển ngành nông, ngư nghiệp.

Sau các nghi thức linh thiêng được các bậc cao niên thực hiện tại Đền Cố Trạch, đoàn tổ chức rước kiệu ra Giếng cổ, tiến hành nghi thức lấy nước. Đi đầu đoàn rước là đội cờ 40 người gồm có: Cờ hội, cờ Trần triều; tiếp theo là đội múa lân, sư, rồng, phường bát âm. Theo sau kiệu rước nước, kiệu rước cá là đội đánh bắt cá với trang phục truyền thống và vật dụng mang theo như: vó, lưới, dậm, nơm…; tiếp đến là đội tế nam quan, đội tế nữ quan.

Đưa cá vào kiệu rồng. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN

Đưa cá vào kiệu rồng. Ảnh: Nguyễn Lành/TTXVN

Sau khi lấy nước, đoàn lễ tổ chức đánh cá tại ao thả cá cạnh giếng Rồng, đánh bắt hai loại cá Triều đẩu (cá quả) và Long ngư (cá chép), đựng trong những chiếc thúng sơn đỏ để chuyển đến kiệu Rồng. Đoàn bắt đầu rước nước và rước cá về Đền Thiên Trường thực hiện nghi lễ dâng nước và tế cá. Sau đó, cá sẽ được phóng sinh ở sông Hồng.

Theo ông Trần Huy Chiến, Trưởng từ Đền Trần, rước nước, tế cá là nghi lễ khuyến nông, khuyến ngư, cầu mong mưa thuận gió hòa của cư dân nông nghiệp lúa nước. Nghi lễ phóng sinh cá ra sông Hồng có ngụ ý tổ tiên nhà Trần xuất thân từ nghề chài lưới nên phải nhân nuôi đàn cá để khai thác lâu dài, không được tận diệt nguồn lợi thiên nhiên.

Ông Nguyễn Hoàng Long (đến từ thành phố Thái Bình) cho biết, năm nào, ông cũng đến Đền Trần để chiêm bái, vãn cảnh đầu năm. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên ông được tận mắt xem Lễ rước nước, tế cá. Hoạt động này vừa tái hiện lại lịch sử hào hùng của nhà Trần vừa có ý nghĩa khuyên bảo mọi người không được đánh bắt tận diệt các loại thủy, hải sản.

Đoàn rước nước, tế cá trở về đền Thiên Trường làm lễ. Ảnh: Nguyễn Lành/TXVN

Đoàn rước nước, tế cá trở về đền Thiên Trường làm lễ. Ảnh: Nguyễn Lành/TXVN

Theo các tư liệu lịch sử, tổ tiên nhà Trần vốn xuất thân từ nghề chài lưới, xuôi theo sông Hồng xuống đến vùng Thái Bình, Nam Định tìm được đất tốt, lên bờ lấy đất ở thôn Tức Mạc, phủ Thiên Trường (nay thuộc tỉnh Nam Định) làm nơi khởi nghiệp. Từ đó lập lên vương triều nhà Trần với 14 đời vua lừng lẫy chiến tích.

Từ năm 2014, Lễ rước nước, tế cá chính thức được phục dựng. Đây là một nghi lễ nhằm tôn vinh, tưởng nhớ nguồn gốc xuất thân của vương triều nhà Trần; đồng thời cũng là một trong những lễ nghi quan trọng trước khi Lễ hội Khai ấn chính thức diễn ra.

Lễ hội Khai ấn Đền Trần Nam Định năm 2024 được tổ chức từ ngày 20 - 25/2 (từ ngày 11-16 tháng Giêng). Cụ thể: Từ 23 giờ 15 phút ngày 23/2 (ngày 14 tháng Giêng) thực hiện nghi lễ Khai ấn; từ 5 giờ ngày 24/2 (ngày 15 tháng Giêng) tổ chức phát ấn cho người dân tại 3 địa điểm gồm: Nhà Giải vũ, nhà Trưng bày, Đền Trùng Hoa.

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.