“Đại thụ” về ẩm thực ở làng Tiêng 2

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Bà H’Nut được coi là “đại thụ” về ẩm thực truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai)Ở tuổi 70, bà là người duy nhất ở làng đã dành trọn đời mình để giữ vẹn nguyên hương vị ẩm thực Jrai bao đời.
Bà H’Nut- “đại thụ” về ẩm thực Jrai truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku). Ảnh: Mai Ka

Bà H’Nut- “đại thụ” về ẩm thực Jrai truyền thống ở làng Tiêng 2 (xã Tân Sơn, TP. Pleiku). Ảnh: Mai Ka

“Không ai trong làng có thể rõ ngọn nguồn những món ăn bản địa có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, những món ăn ấy qua bao đời được gìn giữ và phát huy để tạo nên nét văn hóa ẩm thực đặc sắc. Để rồi hôm nay, ẩm thực Jrai trở thành món ăn thu hút du khách thập phương khi tới vùng đất này. Tôi tự hào vì mình có thể chế biến ra những món ăn truyền thống”-bà H’Nut giãi bày.

Năm 15 tuổi, nhờ được bà ngoại và mẹ chỉ dạy, bà H’Nut trở thành một trong những thiếu nữ có tay nghề nấu nướng ngon nhất nhì làng Tiêng 2. Bà đã tự tay làm ra những ống cơm lam thơm ngon, ủ những ghè rượu cần nồng ấm. Theo thời gian, bà trở thành một trong những đầu bếp giỏi của làng, thành thạo tất cả các món ăn truyền thống của người Jrai.

Bà H’Nut cho hay: “Trong những dịp lễ, Tết hay lễ mừng lúa mới, bỏ mả… tôi trực tiếp chế biến các món ăn và được người làng ngợi khen rất nhiều. Cơm lam, gà nướng, thịt nướng… là những món được người Jrai yêu thích thường sử dụng làm thức ăn khi lên rẫy hay trong các dịp lễ trọng của cộng đồng. Mỗi người phụ nữ sẽ có một bí quyết riêng để món ăn do mình chế biến đậm vị và tạo ấn tượng khó quên”.

Bà H’Nut (bên phải) là tay bếp cừ khôi trong việc chế biến cơm lam. Ảnh: Mai Ka

Bà H’Nut (bên phải) là tay bếp cừ khôi trong việc chế biến cơm lam. Ảnh: Mai Ka

Khi lập gia đình, bà H’Nut đã thuộc lòng bí quyết chế biến hàng chục món ăn truyền thống của người Jrai. Theo bà, người Jrai coi gạo là lương thực chính; còn khoai, mì, bắp là lương thực phụ.

Bà H’Nut là tay bếp cừ khôi trong việc chế biến cơm lam. Bà cho rằng, muốn cơm lam ngon thì ngoài việc chọn ống lồ ô non còn phải chọn gạo nếp dẻo thơm. Sau khi ngâm gạo, vo sạch và cho gạo vào ống lồ ô (mỗi ống dài khoảng 50-60 cm, một mắt ống cắt đi, một mắt còn lại để nguyên) thì dùng lá dứa thơm nút ống lại.

Khoảng 30 phút sau mang ống cơm lam ra đốt trên bếp lửa than củi. Lúc đốt cơm lam phải điều chỉnh ngọn lửa cho đều và xoay lật ống lồ ô luôn tay để không bị cháy, hạt gạo chín đều, dẻo, thơm ngon.

“Cơm lam được coi như thành quả sau một năm lao động vất vả, là món ăn đặc biệt của người Jrai mỗi dịp Tết đến, xuân về với mong ước sang năm mới mùa màng bội thu, gia đình đầm ấm, hạnh phúc”-bà H’Nut cho hay.

Bà H’Nut chỉ dạy bí quyết chế biến món ăn truyền thống của người Jrai cho thế hệ trẻ trong làng. Ảnh: Mai Ka
Bà H’Nut chỉ dạy bí quyết chế biến món ăn truyền thống của người Jrai cho thế hệ trẻ trong làng. Ảnh: Mai Ka

Nói thêm về đặc trưng ẩm thực Jrai, bà H’Nut bày tỏ: Thức ăn của người Jrai ngoài thịt, cá còn có các loại rau đặc trưng như: cà đắng, lá mì, rau rừng, măng, muối ớt…

Ngoài ra, một thứ gia vị không thể thiếu của người Jrai chính là thính. Thính được làm từ gạo tẻ rang vàng, giã nhỏ, để trong ống tre dùng dần. Ngày trước, khi muối còn khan hiếm, người ta tự làm ra một loại muối để ăn từ vỏ đậu xanh, còn gia vị thay bột ngọt là một loại lá rừng có vị ngọt.

Người làng Tiêng 2 vẫn nhắc đến bà H’Nut với sự vị nể bởi bà có đôi tay khéo và biết “truyền lửa” để chị em trong làng gìn giữ ngọn lửa trong bếp luôn đỏ hồng; đồng thời phải nắm vững bí quyết nấu các món ăn ngon theo cách riêng biệt.

Chị H’Oanh (22 tuổi, làng Tiêng 2) cho biết: “Bà H’Nut có niềm đam mê với ẩm thực truyền thống và đã chỉ dạy cho chị em trong làng rất nhiều. Để có được những ống cơm lam dẻo thơm phục vụ du khách trong những ngày Tết, đầu tháng Chạp, chúng tôi đã đi chặt những cây lồ ô tươi, non, có lớp màng mỏng bên trong.

Những ngày Tết, người phụ nữ thường dậy từ 3 giờ sáng để đốt than hồng nướng cơm lam để bán cho khách du xuân. Cơm lam là món ăn mang những nét đặc trưng riêng của người Jrai nên du khách rất muốn tìm hiểu và thưởng thức”.

Theo bà H'Nut, mỗi người phụ nữ Jrai sẽ có một bí quyết riêng để món ăn do mình chế biến đậm vị và tạo ấn tượng khó quên. Ảnh : Mai Ka

Theo bà H'Nut, mỗi người phụ nữ Jrai sẽ có một bí quyết riêng để món ăn do mình chế biến đậm vị và tạo ấn tượng khó quên. Ảnh : Mai Ka

Theo anh Plit-Chủ quán Cơm lam, gà nướng Plit (làng Tiêng 2), hơn 10 năm nay, quán đã mời bà H’Nut về trổ tài nấu nướng phục vụ người dân và du khách. Những món ăn do bà H’Nut chế biến đều có hương vị rất đặc trưng.

Hầu hết khách du lịch tới Gia Lai đều rất yêu thích những món ăn của người bản địa. Quán Plit nằm ngay giữa làng Tiêng 2 nên sự xuất hiện của bà H’Nut-cây “đại thụ” về ẩm thực truyền thống Jrai đã tạo được sức hút mạnh mẽ.

Có thể bạn quan tâm

Hương vị của kỷ niệm

Hương vị của kỷ niệm

Hôm rồi, đứa em ở Bến Tre lên thành phố, ghé nhà thăm và tặng một bịch nhãn long nhà trồng được. Cầm bịch nhãn long trên tay mà Linh ngỡ ngàng vì có trái vỏ màu trắng, trái thì vỏ màu tím, nhãn long giờ thật lạ.
An Khê thu cảm

An Khê thu cảm

(GLO)- An Khê là vùng đất giàu trầm tích văn hóa-lịch sử và sở hữu nhiều cảnh quan đẹp nằm ở phía Đông tỉnh Gia Lai. Từ lâu, nơi đây đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự ra đời của nhiều thi phẩm đặc sắc. "An Khê thu cảm" của tác giả Nguyễn Đình Phê là một trong số đó.

Cuốn sách bị đánh cắp

Cuốn sách bị đánh cắp

Chiếc xe khách như con trâu kiệt sức, phì phò thở hắt ra mấy lượt rồi bất động. Gã tài xế trẻ măng vặn vặn mấy cái nút, cố khởi động lại nhưng chiếc xe vẫn im ru.
Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

Thơ Lữ Hồng: Thanh âm

(GLO)- Mỗi khắc mỗi giờ của đời sống này đều cho ta những thanh âm quý giá. Tháng 9 lại đến như “ngụ ngôn mùa thu”, khiến cho ngay cả “một giọt vỡ thời gian” mà tác giả Lữ Hồng nhủ thầm được hóa thân cũng dịu dàng đến lạ.
Bí mật của thời gian

Bí mật của thời gian

(GLO)- Có lẽ do bản tính thích quan sát và để ý mọi thứ quanh mình nên tôi thường đặt ra những câu hỏi. Có lần, tôi đã hỏi một người bạn: “Trên đời này, có thứ gì chứa nhiều bí mật hơn thời gian?”.
Nghĩa tình hàng xóm

Nghĩa tình hàng xóm

(GLO)- Mặc dù chuyển đến nơi ở mới đã lâu nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn về thăm những người hàng xóm cũ. Gặp nhau tay bắt mặt mừng, nói chuyện hoài không hết, tôi lại càng thấm thía hơn lời dạy của người xưa “Hàng xóm tối lửa, tắt đèn có nhau”.
Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

Thơ Vân Phi: Nghe trong đồng đất nảy mầm

(GLO)- Những hình ảnh giản dị thân thương như hạt thóc, sân vườn, gà con, cây bồ ngót... được tác giả Vân Phi tái hiện qua nhịp thơ 6/8 theo mạch cảm xúc tự nhiên. Đọc thơ, những câu chuyện dung dị mà sâu lắng về quê hương cứ làm ta muốn "ngồi lại", "nghe quê san sớt đôi lời tri âm".
Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

Thơ Lê Vi Thủy: Pleiku nghiêng

(GLO)- Pleiku với những con đường quanh co, gấp khúc ẩn hiện từ trong màn sương mờ ảo đến lúc chiều tà rải bóng xuống triền dốc. Pleiku nghiêng nghiêng như đang mơ, vẽ nên một bức tranh đẹp đến nao lòng...
Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

Thơ Phạm Đức Long: Những mùa lá hình tim

(GLO)- Ngày đất nước hòa bình, những mầm xanh vươn lên mạnh mẽ. Lá cây mang hình trái tim như sự tri ân muôn đời đến những người con đất Việt đã ngã xuống vì độc lập, tự do. Mỗi chiếc lá xanh là một lời nhắc nhở, nguyện ước về một cuộc sống bình yên, ấm no, mãi mãi trường tồn...
Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

Thơ Hà Hoài Phương: Cảm thu

(GLO)- Ai đó từng nói: “Thơ là thu của lòng người, thu là thơ của trời đất”. Vẻ đẹp của đất trời lúc sang thu luôn làm xao xuyến những tâm hồn lãng mạn. Bài thơ Cảm thu của tác giả Hà Hoài Phương có lẽ đã được ra đời trong sự cộng hưởng ấy...
Chòi rẫy

Chòi rẫy

(GLO)- Trong rẫy của người Jrai bao giờ cũng có một cái chòi. Sau khi thu hoạch nông sản, tất cả sẽ được cất giữ tại chòi rẫy.