Ngõ xưa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Tôi sống và làm việc ở phố đến nay cũng hơn chục năm. Nhịp sống hối hả, náo nhiệt khiến tôi đôi lúc có cảm giác bức bối, khó chịu, nhất là khi chạy xe qua các đường phố đông đúc, ồn ào, tấp nập.

Mỗi sáng thức dậy, mở cửa ra là tầm nhìn của tôi bị bức tường bê tông cùng hàng rào thép gai chằng chịt án ngữ, che khuất. Dần dà, những hình ảnh khô khan ấy đã khiến cảm xúc trong tôi trở nên xơ cứng, chai lì. Những lúc đó, tôi lại nhớ da diết con ngõ ở quê.

Tôi vẫn gọi con ngõ nhỏ nơi quê nhà là ngõ xưa bởi hình ảnh mộc mạc và thân thuộc của nó đã in sâu trong tiềm thức. Nơi ấy có một khóm tre, một hàng rào cánh sẻ, dây tơ hồng quấn quanh. Nơi ấy có một cây sầu đâu, khi mùa xuân chưa tàn, hoa tím đã rơi đầy lối vắng. Nơi ấy có cái trụ gạch rỗng bên trong, cất giữ biết bao kỷ niệm của thời niên thiếu.

Minh họa: Trần Công Nguyên

Minh họa: Trần Công Nguyên

Ngõ xưa yên bình gieo thương khắc nhớ. Người quê đã bao lần đi về hôm sớm, chia ly và đoàn tụ cũng ở con ngõ này. Tuổi thơ đầu trần chân đất, ngay cả lúc mới chập chững bước đi, bi bô hai tiếng “mẹ cha”, con ngõ đã trở thành khoảng trời dấu yêu. Mỗi trưa tròn bóng, chị ẵm em ra đợi mẹ đi chợ về; và khi hoàng hôn buông xuống, chị em dắt tay nhau trông về phía cánh đồng, thấp thoáng dáng cha bước qua bờ thửa là reo lên thích thú.

Ngõ xưa mãi neo trong ký ức bao người về hình ảnh một góc quê mang nét đặc trưng truyền thống của vùng miền, xứ sở. Con ngõ bình dị nối khoảng sân của từng ngôi nhà với con đường chạy ngang bằng một lối đi trồng hai bên có thể là hàng cau hoặc hàng chè được cắt tỉa chỉn chu, đẹp mắt. Ngõ xưa đã ôm ấp, chở che tôi lớn lên. Dưới tán cây xanh, ông chăm chút vót từng chiếc nan làm diều cho tôi. Bà bỏm bẻm nhai trầu, kể chuyện mùa màng. Tôi ra đi từ con ngõ, từ những yêu thương, lời dạy của mẹ cha làm hành trang trên vạn nẻo đường. Nhưng cũng có người như ông bà, cha mẹ cả đời chưa bước chân đi đâu, cứ quẩn quanh bên con ngõ nhỏ.

Biết bao mùa đi qua ngõ xưa ấy. Tôi nghe trong lòng trỗi dậy niềm xúc cảm lắng sâu. Những yêu thương dắt tôi trở về, chạm tay vào ngày tháng cũ, để bồi hồi, để luyến tiếc, để hàm ơn. Từng làn gió từ đồng xa thổi lại, mang theo hương lúa ngậm đòng, mang theo vị nồng của đất, của phèn chua. Tôi đứng trông theo bóng cò trắng mỗi khi chiều nghiêng nắng nhạt. Dư âm của làng quê, của những ân tình cứ đằm dịu nơi trái tim.

Nhớ ngày vào đại học, cũng tại con ngõ này, cha mẹ tiễn chân tôi. Lần đầu xa quê, xa vòng tay của gia đình, lòng tôi dâng ngập niềm thương nhớ. Nơi thành phố xa lạ, xô bồ, trên căn trọ hẹp luồn sâu trong con hẻm hun hút, tôi đã rấm rức khóc vì nhớ nhà, nhớ con ngõ sớm chiều vui chơi, tụ tập bạn bè. Tôi đã khỏa lấp nhớ nhung bằng việc học hành chu đáo, bằng cả đôi ba bài thơ. Nhưng rồi, ngõ xưa vẫn thiết tha níu gọi để tôi luôn hoài vọng, nhớ về.

Thời gian dần trôi. Tôi ngày một trưởng thành, xa quê lập nghiệp. Chỉ có con ngõ vẫn bình yên nằm nghe gió trở, đón đợt mưa rào, vớt giọt nắng hanh. Ngõ xưa vẫn âm thầm đong đầy kỷ niệm, ưu tư đợi bước chân người đi xa quay về.

Còn tôi, cũng vừa mới đây thôi, trong những ngày áp Tết này, tôi cũng đã kịp sắp xếp thời gian, công việc để về quê. Lặng đứng tần ngần trước con ngõ xưa, tôi nghe tim mình rộn nhịp. Chợt vang lên trong niềm nhớ, men theo ký ức, những bước chân thơ bé hồn nhiên chơi đùa, chạy nhảy cùng bạn bè khắp ngõ xưa.

Có thể bạn quan tâm

Dưới bóng cội xanh

Dưới bóng cội xanh

(GLO)- Chẳng cứ những ngày nồm oi bức mà ngay trong cả những tiết thu gió hanh, cả khi mưa giăng mờ rẩy run cành lá, tôi cũng không quên dành riêng một góc hồn tình tự với cội cây.
“Để gió cuốn đi”

“Để gió cuốn đi”

(GLO)- Chúng ta thường dùng câu “Nhân vô thập toàn” để dỗ dành bản thân khi làm sai một điều gì đó hoặc để biện minh về hành vi của mình và mong nhận được sự thông cảm, chia sẻ.
Bóng nắng

Bóng nắng

Tôi khép cổng, đi cho kịp chuyến xe chiều muộn, nắng đã tắt nhưng bóng mẹ vẫn đổ trên con ngõ dài quen thuộc...
Mưa phố núi

Mưa phố núi

(GLO)- Sau cơn mưa đầu mùa, anh bạn chuyển cho tôi đôi câu thơ đầy cảm xúc về mưa phố núi: “Tháng năm nắng bỗng nhạt nhòa/Cơn mưa bất chợt đã xoa dịu trời/Núi rừng tắm mát lả lơi/Thênh thang phố nhỏ đón mời mùa sang/Bazan lót hạt mưa vàng/Ngàn cây như hát, buôn làng reo vui…”.
Ngọt thơm hương bắp

Ngọt thơm hương bắp

(GLO)- Lúc còn nhỏ ở vùng quê nghèo khó, hương vị tôi nhớ nhất là mùi bắp luộc. Mỗi lần đi chợ về, mẹ thường mua mấy trái bắp nếp luộc làm quà cho anh em chúng tôi.
Thương hoài xứ nẫu

Thương hoài xứ nẫu

(GLO)- Tháng 5, nắng như dội lửa. Những dãy núi xa mờ nhòe màu sương khói như ai phủ lên một làn voan mỏng không che nổi nắng trời. Tôi tìm về xứ nẫu Bình Định trong cái nóng mùa hè hứa hẹn không dưới 40 độ C.
Tôi học vẽ

Tôi học vẽ

(GLO)- Ở tuổi ngoài 40, tôi sắm sửa họa cụ để học vẽ. Người đồng cảm thì động viên khi thấy tôi up một vài bức tranh lên mạng xã hội. Và hẳn là sẽ có người chép miệng mà rằng già rồi còn bày đặt vẽ vời.
Chập chờn xứ quê

Chập chờn xứ quê

(GLO)- “Trọn kiếp người ta chập chờn nguồn cội/Có một miền quê trong đi đứng nói cười” (thơ Nguyễn Duy). Ai trong đời chẳng có một quê hương, nhưng mất bao lâu ta mới nhận ra xa quê hương không phải là thoát ly “nguồn cội”.

Đôi cánh ước mơ

Đôi cánh ước mơ

(GLO)- Âm thanh reo vui, quen thuộc cất lên ngoài hiên. Tôi khẽ mở ô cửa, ngó lên tán cây xanh um. Những tia nắng đầu tiên loang loáng trên phiến lá như phủ một lớp phản quang khiến chúng sáng rực. Nhìn mãi mới thấy đôi chim sâu bé xíu đang chuyền cành, ríu ran không ngừng.
Quanh co ghềnh thác

Quanh co ghềnh thác

(GLO)- Câu thành ngữ “lên thác xuống ghềnh” của người Việt chúng ta thật có sức gợi. Không chỉ gợi hình ảnh, nó còn gợi cảm giác và gợi cả những thanh âm. Mỗi khi đứng trước một con thác, nhìn dòng nước lao từ trên cao xuống, rồi uốn mình đổ xuôi đi, tôi luôn nghĩ đến câu thành ngữ ấy.
Neo giữa sông trăng

Neo giữa sông trăng

Đến bây giờ Nhiên vẫn không tài nào hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trong đêm hoa đăng ấy, mơ hồ trong lòng cô là chiếc ghe nhỏ chòng chành, hình ảnh An ngụp lặn giữa mớ lau sậy.
Những cánh hoa bay

Những cánh hoa bay

(GLO)- Có những cung đường đã theo ta suốt từ những năm tháng tuổi thơ cho đến ngày mái tóc đã bắt đầu lấm chấm sợi trắng. Những cung đường ấy mỗi lần ngang qua là một trời ký ức ùa về. Nơi đó có những cây chò nâu cao vút, những đứa trẻ nhặt đầy tay những cánh hoa xoay xoay cuốn theo chiều gió.

Cà phê một mình

Cà phê một mình

(GLO)- Trong cuộc sống, chúng ta luôn cần có người thân, gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, đôi khi mỗi người cũng cần một chút riêng tư để có thời gian mà ngẫm ngợi, mà rà soát, kiểm tra xem cái cỗ máy đời ta có… xộc xệch hay sai hỏng chỗ nào không?
Nồng nàn phố

Nồng nàn phố

(GLO)- Tiết trời đã bắt đầu chuyển sâu vào hạ. Những đợt nắng nóng nối nhau làm cho cả con người lẫn cỏ cây “khó ở”.
Phố khuya

Phố khuya

(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.
Phố hoa

Phố hoa

(GLO)- Pleiku những ngày chớm hạ đủ sắc hoa rực rỡ, từ hoa dầu, hoa giấy đến bằng lăng, muồng hoàng yến, điệp vàng, phượng tím...
Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

Hoàng hôn đâu phải để lụi tàn

(GLO)- Đôi khi, lòng hay tự hỏi: hoàng hôn dành cho ai, cho người trẻ hay tuổi già? Có phải, hoàng hôn ẩn dụ cho những gì đang gói ghém đi về miền xa cuối? Nó bầu bạn với cô đơn và gợi nhắc cái lụi tàn.