Phố khuya

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Thỉnh thoảng có việc ra ngoài, trở về nhà khi trời đã ngả dần về khuya, tôi thường chạy xe thật chậm. Dường như những lúc đó, luôn có một lý do níu tôi chậm lại để quan sát một đời sống khác, khi phố đã vào đêm.

Phố về đêm không hoàn toàn mất đi vẻ nhộn nhịp, không hẳn là chìm vào một trạng thái khác, phố đêm chỉ sống một đời sống mang dáng vẻ riêng của nó. Ở phố nhỏ cao nguyên của tôi, mọi sinh hoạt dường như lặng lẽ hơn hẳn khi đêm về.

Nhộn nhịp nhất có lẽ là khu chợ đêm với đặc trưng riêng dành cho việc giao thương. Chúng tôi đã từng có những đêm rủ nhau lang thang nghiêng ngó hàng quán, ăn quà vặt ở chợ đêm, rồi tản bộ trở về khu nhà trọ sinh viên trong cảm giác của những kẻ vừa được trút hết những lo âu phiền muộn, dù ngày ấy thật sự chẳng có gì phải lo phiền.

Sau này, đến với những thành phố khác, tôi thấy ở nơi nào cũng có những khu chợ đêm. Có lẽ bởi sống ở đâu, con người ta cũng phải mưu sinh và cảnh mưu sinh này khiến đêm bớt đi vẻ hiu quạnh.

Minh họa: SAM

Minh họa: SAM

Ít náo nhiệt hơn khu chợ đêm một chút là vỉa hè ở những con phố trung tâm. Ngồi vỉa hè thưởng thức đồ ăn vặt, đồ giải khát, cụng vài vại bia cùng bạn bè, nhâm nhi ly cà phê đá hay đơn giản là tản bộ vỉa hè nhìn ngắm cuộc sống khi đêm về… là thú vui của nhiều cư dân thành phố.

Vỉa hè trở thành một phần đời sống không thể thiếu của phố thị từ những nếp sinh hoạt như vậy. Ban ngày, mọi người chỉ ghé qua vỉa hè để mua ổ bánh mì, một phần ăn sáng hoặc uống vội ly cà phê để kịp giờ đi làm. Khi đêm xuống, người ta dường như có thời gian để ngồi lại lâu hơn, thảnh thơi và rềnh rang hơn.

Cuộc sống bận bịu, một ngày trôi qua với đủ thứ lo toan bề bộn thì chút nhàn tản khi màn đêm buông xuống dành cho tình thân, cho bè bạn, cho chính mình cũng thật đáng giá, đáng để nâng niu.

Xa hơn một chút, ở những góc phố vắng vẻ hơn, loáng thoáng vẫn có những quầy hàng bày bán dăm thức đồ ăn vặt. Vài con cá khô nướng thơm lựng, đôi chục trứng luộc, món gỏi trộn cay xé lưỡi, chai rượu nếp vắt ngọt lịm uống rất ngọt môi mà say liêng biêng tận đến hôm sau, tô hủ tiếu nóng hổi bốc hơi nghi ngút vừa thổi vừa ăn…

Thử ra đường vào lúc đêm đã ngả về khuya, không khó để bắt gặp ở những góc phố vẫn còn đôi người ngồi lai rai với nhau, với đêm. Họ có thể là người xe ôm chờ chuyến xe cập bến để kiếm thêm cuốc khách, có thể là người khuân vác hàng hóa, người đi bỏ hàng mối vừa giao xong hàng từ chợ về…

Có bao nhiêu công việc thì sẽ có bấy nhiêu người có lý do để ở lại với phố đêm. Hoặc đôi khi đơn giản, có những người chỉ có nhu cầu nói với nhau những câu chuyện riêng tư mà nán lại cùng đêm bên phố.

Tôi đặc biệt ấn tượng với những tiếng rao đêm. Nét riêng biệt này chắc chắn chỉ có ở phố thị. Cái chuyến bị lỡ xe năm nào đó khiến tôi lần đầu tiên lưu lại một phố thị nhỏ bé, tôi đã cảm thấy rất lạ lẫm, khi trong đêm khuya khoắt, bỗng nghe thấy tiếng rao của một người phụ nữ gánh cháo đêm cất lên. Tôi thầm đoán thử tuổi tác của chị khi tiếng rao “Ai cháo không” dội vào đêm, lẫn trong tiếng người xe qua lại.

Sau này, những đêm se lạnh trong thành phố của tôi, tiếng rao của bà bán hột vịt lọt thỏm trong mưa, trong sự tĩnh lặng rợn ngợp của màn đêm luôn khiến lòng tôi dâng lên sự thương cảm cho những cuộc mưu sinh tảo tần như vậy.

Hà Nội, Sài Gòn hay nơi nào đó, những đêm lạ nhà khó ngủ, tôi luôn có tâm trạng chờ nghe âm thanh của tiếng rao đêm trong lòng phố. Âm thanh ấy lúc nào cũng gợi ra trong tôi những bước chân lò dò nơi hẻm nhỏ, đôi tay thoăn thoắt xếp đặt gánh đồ hàng: thúng hột vịt, nồi cháo hay nồi nước dùng đặt trên lò than nhỏ nóng rực, xe hủ tiếu vừa đi vừa gõ lốc cốc lốc cốc… Tất cả làm nên một đời sống phố thị khi đêm về.

Khi màn đêm buông xuống, người ta thường nghĩ đến sự nghỉ ngơi. Nhưng đời sống này dường như luôn chia phần bằng bặn cho cả đêm lẫn ngày. Nếu chỉ quan sát vẻ bên ngoài của một phố thị hào nhoáng lấp lánh cửa gương dưới mặt trời rực rỡ, chúng ta sẽ không bao giờ hiểu hết tấm lòng của phố, bởi nó ôm chứa tất cả những thân phận muốn nương gửi vào mình để kiếm tìm những cuộc mưu sinh.

Có thể bạn quan tâm

Chờ đợi tầm xuân

Chờ đợi tầm xuân

(GLO)- Tầm xuân đã trở thành cái tên rất quen thuộc với chúng ta, nằm lòng như mấy câu lục bát: “Trèo lên cây bưởi hái hoa/Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân/Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc/Em có chồng anh tiếc lắm thay”.

Minh họa: HUYỀN TRANG

Nếp nhăn của mẹ

(GLO)- Từ lúc còn nhỏ, tôi đã quen với hình ảnh của mẹ-một người phụ nữ cần mẫn, tảo tần từ sáng đến tối. Mẹ như bông lúa chín, dẻo dai trước nắng mưa nhưng vẫn mang trên mình những dấu ấn của thời gian. 

Minh họa: HUYỀN TRANG

Bảng lảng mùa sương

(GLO)- Chiếc xe bắt đầu sang số, nhấn ga để vào địa phận đèo dốc. Trước mặt chúng tôi, sương giăng đầy. Sương bao trùm đỉnh núi, bám phủ quanh rừng cây, buông mình lên những vạt cỏ, xóa luôn dấu vết con đường quanh co, khúc khuỷu. Kính xe mờ, mặt người đẫm lạnh.

Minh họa: Huyền Trang

Nẻo về Pleiku

(GLO)- Tôi ngồi gõ những dòng này vào ngày đầu tiên thí điểm mở thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn đi qua phía trước Tượng đài Bác Hồ với các dân tộc Tây Nguyên (TP. Pleiku).

Hoa muộn

Hoa muộn

(GLO)- Người xưa yêu chuộng hoa mai, xem mai là loài hoa biểu trưng cho người quân tử, có cốt cách chính trực, phong nhã.

Màu xoan thương nhớ

Màu xoan thương nhớ

(GLO)- Trong những chiều hoa rụng, mẹ nói với bố là mẹ nhớ quê, nhớ cây xoan già bên cạnh cầu ao. Mẹ kể, sau ngày mẹ lấy chồng, ông ngoại đã xẻ hết cây xoan quanh nhà để ngâm dưới ao. Ông bảo phải ngâm trước mới kịp để sau này có gỗ cho bố mẹ làm nhà.

Hương phố, hương đồi

Hương phố, hương đồi

(GLO)- Thường thì khi gắn bó với một nơi quá quen thuộc, chúng ta hay mặc nhiên nghĩ rằng những gì đang hiện diện là hết sức bình thường, chẳng đáng bận tâm. Chỉ đến khi xa vắng mới thấy lòng thật chông chênh, khắc khoải.

Hương cau mùa cũ

Hương cau mùa cũ

(GLO)- Mỗi lần đi ngang qua vườn cau, lòng tôi lại xao động bởi mùi hương thanh khiết mà dịu dàng của những chùm hoa nở rộ. Hương cau không nồng nàn như hoa sữa mà thoảng nhẹ như một ký ức xa xăm, gợi nhớ những mùa cũ đã đi qua trong đời.

Hương lúa

Hương lúa

(GLO)- Tuổi thơ tôi gắn liền với cánh đồng lúa bát ngát với mùi hương lúa thơm nồng mỗi mùa vụ. Đó là hương thơm của quê hương, của những ngày tháng gắn bó với ruộng đồng, của những ký ức tuổi thơ êm đềm và tình yêu đất mẹ thiêng liêng.

Chạm miền thương nhớ

Chạm miền thương nhớ

(GLO)- Chiếc xe rẽ trái đưa chúng tôi vào con đường làng. Cánh đồng xanh giữa những vườn dừa tươi tốt dần hiện ra trước mắt. Một cảm xúc thật lạ kỳ đang dâng lên trong lòng.

Minh họa: H.T

Nơi những cánh chim trở về

(GLO)- Ngày bé, tôi thường phải ở nhà một mình. Với một đứa trẻ, điều ấy chẳng những không thú vị mà còn đáng sợ. Nếu ai đã từng xem bộ phim “Ở nhà một mình” của đạo diễn Chris Columbus sẽ thấy cậu bé Kevin phải đối diện với những hiểm nguy ra sao. 

Phụ nữ là để yêu thương

Phụ nữ là để yêu thương

(GLO)- Không phải ngẫu nhiên mà xưa nay danh xưng “phái đẹp” lại chỉ dùng khi nói về phụ nữ. Họ còn được ví như những bông hoa tươi thắm với tất cả sự nâng niu, yêu mến bởi cái đẹp tự thân không thể phủ nhận.

Tháng ba

Tháng ba

(GLO)- Tháng ba về, vùng đất Tây Nguyên lại chuyển mình trong một bản hòa ca của sắc màu và hương thơm. Đây là một trong những thời điểm đẹp và đặc biệt nhất trong năm của cao nguyên đầy nắng gió này. Cả đất trời trở nên thơ mộng hơn bao giờ hết, dễ khiến lòng người lưu luyến nhớ thương.

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

Hoa vàng anh nơi miền sơn cước

(GLO)- Một người bạn đã rủ tôi xuôi đường xuống Vĩnh Thạnh, Bình Định. Đây là huyện miền núi sát với huyện Kbang, Gia Lai. Mùa này, hai bên bờ suối khoác lên mình một tấm áo rực rỡ của hàng trăm cây vàng anh, nổi bật trên nền trời xanh thắm.

“Gặp gỡ êm đềm”

“Gặp gỡ êm đềm”

(GLO)- Gần như không thể đếm được mỗi chúng ta đã có bao nhiêu lần gặp gỡ trong đời. Dù so với cái rộng dài của thế gian thì “môi sinh” của một người cũng chỉ là bầu không khí nhỏ thôi.

Tản mạn chuyện tình yêu

Tản mạn chuyện tình yêu

(GLO)- Trong một giờ học liên quan đến nội dung giáo dục giới tính, sau nhiều vấn đề được nêu ra thảo luận khá sôi nổi, tôi đặt câu hỏi thăm dò thử xem các em học sinh suy nghĩ thế nào về tình yêu ở tuổi học trò. Lớp học ngay lập tức được chia thành 2 nhóm với các ý kiến trái chiều.

Thanh âm quê nhà

Thanh âm quê nhà

(GLO)- Sinh ra vào những năm đầu thập niên 70 của thế kỷ XX, tuổi thơ tôi gắn liền với những cánh đồng lúa xanh mướt, con đường làng quanh co và những ngôi nhà tranh đơn sơ mộc mạc. Quê nhà dẫu còn nghèo khó nhưng lại chứa đựng biết bao kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên.

Giấc mơ xanh

Giấc mơ xanh

(GLO)- Mùa xuân có muôn vàn con đường mở ra trước mắt. Mới hôm nào giá rét đẩy ta đến bờ sông sụt lở, thấy bi quan, lo lắng thì giờ đây, mùa xuân như bến mơ, có con đò sẵn đợi.