Lương tâm và ý thức

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Lại thêm một vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại TP HCM vào đêm 29-9. Khoảng 200 người tham dự trung thu tại chung cư Palm Heights ở TP Thủ Đức được phát bánh, sau đó 50 người bị ngộ độc thực phẩm và có 1 trẻ đã tử vong.

Trước đó, ngành y tế tỉnh Quảng Nam ghi nhận hơn 150 trường hợp bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì mua tại hộ kinh doanh bánh mì Phượng ở TP Hội An vào ngày 11-9. Kết quả kiểm nghiệm từ Viện Pasteur Nha Trang với 12 mẫu thực phẩm trong sản phẩm bánh mì cho thấy nhiều mẫu nhiễm vi khuẩn sinh độc tố. Ngày 3-10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam ra quyết định xử phạt cơ sở này 96 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 3 tháng.

Trong tháng 5-2023, trên địa bàn TP HCM có 5 trường hợp ngộ độc do ăn chả lụa từ người bán dạo, phải nhập viện điều trị…

Đối với những đô thị lớn, những điểm du lịch thu hút nhiều du khách, vấn đề an toàn, vệ sinh thực phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu. Nhất là ở các đô thị, các hàng quán hoạt động ngày đêm, các xe bán thức ăn đường phố, hàng rong… với lượng thực khách đông đảo, luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm nếu cơ quan quản lý lơ là, nếu người bán không chú trọng việc bảo đảm vệ sinh cho khách. Ngoài ra, các bếp ăn tập thể của công nhân trong các nhà máy, những nhà hàng tiệc cưới… vẫn là những địa chỉ đã từng xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm…

Nguyên nhân của các vụ ngộ độc thực phẩm đều do khâu bảo quản, chế biến không bảo đảm an toàn; nguồn nguyên liệu (rau, củ, thịt cá…) không còn tươi nguyên, bị ôi thiu, hư hỏng được tận dụng, tái chế. Báo đài từng đưa tin về hàng tấn thịt ôi, thiu được tẩm ướp hóa chất, làm màu trong những nhà bếp dơ bẩn, nhớp nháp rồi đưa vào TP HCM tiêu thụ. Có vụ được phát hiện nhưng còn rất nhiều vụ lọt qua cửa kiểm soát rồi số thực phẩm đó vào đến bếp ăn, lên bàn ăn, vào bụng rất nhiều người.

Do đó, điều quan trọng nhất để ngăn ngừa các vụ ngộ độc thực phẩm là ý thức của người sản xuất, chế biến; là lương tâm, đạo đức của người cung cấp nguyên liệu và sản phẩm. Người mua những sản phẩm này, có thể là họ biết không an toàn song vì ham rẻ, lợi nhuận nhiều nên mua về để chế biến sản phẩm; còn người nghèo thì có thể biết không bảo đảm vệ sinh song do ít tiền, không có sự lựa chọn nào khác nên đành phải sử dụng…

Trong nhiều mối quan hệ xã hội đòi hỏi phải dựa trên lòng tin, đó cũng là lương tâm, trách nhiệm xã hội khi phục vụ cộng đồng. Đem đến sản phẩm không chỉ ngon mà còn sạch, bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm là yêu cầu tất yếu, từ đó nâng uy tín thương hiệu, tạo sự tin cậy cho thực khách không chỉ là quán to tiệm lớn mà kể cả gánh hàng rong được nhiều người quen tên biết mặt…

Bên cạnh đó là sự kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý. Khi có dấu hiệu vi phạm thì có biện pháp ngăn ngừa, khi đã xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng thì xử lý đích đáng để làm gương. Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM, mỗi người dân hãy tự bảo vệ mình về an toàn thực phẩm, ủng hộ thực phẩm sạch, tránh tình trạng mua mọi lúc, mọi nơi mà không để ý tiêu chuẩn an toàn. n

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.