Dẹp hàng giả, khôi phục niềm tin

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong bối cảnh xuất khẩu có thể suy giảm thì tiêu dùng nội địa sẽ trở thành trụ cột cho tăng trưởng kinh tế.

Bộ trưởng Bộ Công thương cũng vừa ban hành chỉ thị về việc kích cầu tiêu dùng, tăng trưởng bán lẻ trong nước.

Tuy nhiên, nếu tình trạng hàng giả tiếp tục tràn lan như hiện nay thì sẽ làm xói mòn niềm tin của người tiêu dùng, khiến mọi nỗ lực kích cầu trở nên vô nghĩa.

Gần đây, vụ việc gần 600 loại sữa bột giả bị phát hiện, với hơn 26.000 lon sữa kém chất lượng được tiêu thụ trên toàn quốc. Đồng thời, tại tỉnh Thanh Hóa, lực lượng chức năng đã phát hiện một đường dây sản xuất, buôn bán gần 10 tấn thuốc giả, thu lợi bất chính khoảng 200 tỷ đồng.

Những con số này không chỉ thể hiện mức độ liều lĩnh của tội phạm hàng giả, mà còn lộ ra những lỗ hổng của hệ thống giám sát, hậu kiểm. Để ngăn chặn vấn nạn trên, Bộ Công an, Bộ Y tế và Bộ Công thương đang đề xuất một loạt chính sách, trong đó có sửa luật, tăng chế tài hình sự đối với tội sản xuất - buôn bán hàng giả, nhất là các mặt hàng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe như thuốc và thực phẩm. Bộ Công an đề xuất tăng mức phạt tù lên đến 10 năm đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm, thuốc.

Bộ Y tế cũng đề xuất sửa đổi Nghị định 117/2020/NĐ-CP, bổ sung quy định xử phạt nghiêm khắc các hành vi buôn bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc. Những đề xuất này cần được ủng hộ và thực thi quyết liệt. Tuy nhiên, ở mức cao hơn, phải coi hàng giả như là lực cản trực tiếp đối với tăng trưởng kinh tế, phá hoại niềm tin và làm tê liệt hiệu ứng từ các chính sách kích cầu.

Để khôi phục niềm tin của người tiêu dùng và kích thích thị trường nội địa, các cơ quan có liên quan cần phải ngăn chặn ngay tình trạng hàng giả tràn lan; siết chặt kiểm tra, quản lý thị trường, đặc biệt là các kênh bán lẻ, các sàn thương mại điện tử. Cần công khai danh sách các doanh nghiệp vi phạm, áp dụng công nghệ xác thực nguồn gốc bắt buộc, siết chặt hậu kiểm, đặc biệt là bảo vệ những người tố giác tiêu cực trong chuỗi sản xuất - phân phối.

Cùng với đó, quy rõ trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan kiểm định, lực lượng quản lý thị trường, thậm chí cả những đơn vị truyền thông vô trách nhiệm đã tiếp tay quảng bá cho sản phẩm giả. Phải xem việc truy quét hàng giả là nhiệm vụ kinh tế - xã hội cấp chiến lược, không thua kém bất cứ chương trình phục hồi hay phát triển nào. Chỉ khi thị trường khôi phục được sự tin cậy, người tiêu dùng mới yên tâm chi tiêu, từ đó mới có thể thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Khi lòng tin được trả lại, chắc chắn thị trường sẽ tự khơi thông.

Theo PHÚC HẬU (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Bộ phim Lời nguyền dưới ánh trăng của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đang thu hút sự chú ý đặc biệt, không hẳn vì đây là tác phẩm khoa học viễn tưởng đầu tiên tại VN được tạo hoàn toàn từ AI mà còn bởi kinh phí khiêm tốn: chỉ hơn một chỉ vàng và thực hiện vỏn vẹn trong 72 giờ.

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

(GLO)- Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, chỉ còn vài ngày nữa, đất nước ta chính thức bước vào cuộc chuyển mình vĩ đại nhất kể từ ngày thống nhất non sông. Sự thay đổi về mô hình chính quyền địa phương lần này sẽ đem lại diện mạo hành chính mới, tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả.

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

(GLO)-Đó là câu hỏi mà Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra tại buổi làm việc với Đảng ủy MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vào sáng 23-6 khi có một bộ phận cán bộ băn khoăn, day dứt vì thực hiện sắp xếp các tổ chức Mặt trận, đoàn thể nói riêng và sắp xếp, sáp nhập bộ máy hệ thống chính trị nói chung.

Học kỹ, thi thật!

Học kỹ, thi thật!

Việc chuyển giao toàn bộ quy trình sát hạch, cấp, đổi bằng lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, cụ thể là giao cho lực lượng CSGT đảm nhận, đánh dấu một bước ngoặt trong công tác quản lý người điều khiển phương tiện giao thông tại VN.

null