Hòa bình cho tất cả chúng ta

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tuy nhiên, trong kết nối mở của “thế giới phẳng”, cũng có những ý kiến khác khiến một bộ phận người dùng trẻ khó tránh khỏi câu hỏi hoài nghi?

Các bài viết kể về chế độ cũ, thậm chí cả những đợt gây quỹ cộng đồng để làm phim cho rõ về chế độ này, thu hút một bộ phận tài khoản người dùng tò mò và chuyển khoản góp quỹ. Bên dưới các video giới thiệu phim về lịch sử, hay chương trình hướng đến 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước cũng có các bình luận chỉ trích vô cớ, tạo ra những tranh luận trái chiều về sự thật lịch sử.

Đi qua năm tháng kháng chiến trường kỳ, có những giai đoạn đất nước chịu cảnh chia cắt. Có thể nói, chiến tranh đã đi qua, quá khứ đã khép lại, nhưng lịch sử dân tộc là mãi mãi và bất biến. Chắc hẳn sách giáo khoa không thể kể trọn vẹn từng chi tiết của năm tháng đã qua, nhưng lịch sử là có thật, là duy nhất và chắc chắn được chia sẻ đầy đủ trong các tài liệu phát hành chính thống, các kênh truyền thông đa phương tiện rõ ràng…, chứ không phải trôi nổi trên mạng theo một số tài khoản có lượt theo dõi đông.

Đáng mừng, bên cạnh những góc chưa hay của mạng xã hội, không ít bạn trẻ cũng tranh thủ sự lan tỏa nhanh và phổ biến của nền tảng số để kể câu chuyện lịch sử của đất nước mình. Trong thời đại mạng xã hội, tiếng nói của người trẻ càng dễ dàng lan tỏa mạnh mẽ.

Mỗi chia sẻ, mỗi hành động tử tế, mỗi câu chuyện về lịch sử, truyền thống… đều là một “viên gạch” góp phần xây dựng hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế. Không ai bắt bạn phải hiểu bằng hết năm tháng chiến tranh, khi chúng ta sinh ra và lớn lên trong hòa bình, nhưng hãy trân trọng và biết ơn, bởi bao lớp người đã ngã xuống để hôm nay triệu triệu người đi giữa trời tự do.

Thử nghĩ xem, bạn làm sao có thể yên tâm khi quê hương còn chưa thôi tiếng súng, vậy thì lý do gì mà không kiêu hãnh trong những ngày tháng hai tiếng Việt Nam vang lên đầy hào khí. Hòa bình không phải là một khái niệm xa xôi, quá khó hiểu, hay nó thuộc về lớp người đi qua chiến tranh, mà hòa bình cho tất cả chúng ta được sống một cuộc đời mà mỗi người tự do kiến tạo cho mình những giá trị ý nghĩa.

Theo THIÊN BÌNH (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính, các địa phương trên cả nước đang gấp rút sắp xếp đơn vị cấp cơ sở và sáp nhập tỉnh nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương. 

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

Không phải lời xin lỗi nào cũng được tha thứ

(GLO)- Có những lời xin lỗi khiến người ta cảm động, song cũng có những lời xin lỗi mãi mãi không nhận được sự chia sẻ. Trường hợp của MC Bích Hồng-gương mặt từng quen thuộc trên sóng SCTV-là một ví dụ rõ ràng. Lời xin lỗi cô đưa ra không mang lại cảm thông mà chỉ khoét sâu thêm nỗi thất vọng.

Vì việc chọn người

Vì việc chọn người

Phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 11 BCH Trung ương Đảng khóa XIII, Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhấn mạnh đề nghị phải lấy tiêu chuẩn cao nhất là vì yêu cầu công việc, sau đó mới đến các tiêu chí khác, liên quan đến vấn đề sắp xếp nhân sự khi sáp nhập, hợp nhất và nhân sự Đại hội đảng bộ các cấp.

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn.