Về Pơ Nang nghe khúc then, điệu tính

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trong chuyến công tác mới đây tại xã Lơ Pang (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai), tôi có dịp trải nghiệm nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Tày, Nùng qua những khúc then, điệu tính do bà con nơi đây thể hiện.

Làng Pơ Nang có trên 300 hộ với trên 1.200 khẩu, có 7 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, người Tày, Nùng chiếm trên 25% dân số. Cộng đồng người Tày, Nùng có mặt tại làng Pơ Nang từ khoảng năm 2000, chủ yếu đến từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn.

Ông Hoàng Văn Soạn (SN 1969) chia sẻ: Năm 1990, ông rời quê hương Ba Bể (Bắc Kạn) vào Đak Lak lập nghiệp. Đến năm 2005 thì tới định cư tại làng Pơ Nang. Những ngày đầu đặt chân lên vùng đất mới, cây đàn tính giúp ông nguôi ngoai nỗi nhớ quê nhà.

Đội then làng Pơ Nang biểu diễn tại Ngày hội văn hóa các dân tộc toàn tỉnh lần thứ 2-2023. Ảnh: L.Đ

Đội then làng Pơ Nang biểu diễn tại Ngày hội văn hóa các dân tộc toàn tỉnh lần thứ 2-2023. Ảnh: L.Đ

“Đối với cộng đồng người Tày, Nùng, đàn tính và hát then là món ăn tinh thần không thể thiếu, là linh hồn trong đời sống văn hóa. Bởi điệu then không chỉ là khúc hát đầu xuân cầu an lành, may mắn mà còn gắn liền với sinh hoạt tín ngưỡng”-ông Soạn bày tỏ. Để không mai một nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình, đầu năm 2020, ông Soạn đứng ra thành lập đội hát then làng Pơ Nang với 7 thành viên. Hiện đội có 32 thành viên, hoạt động theo hình thức tự quản, tự nguyện.

Bà Nguyễn Thị Bền-thành viên lớn tuổi nhất đội-cho biết: Theo quan niệm của người Tày, then có nghĩa là “trời”. Hát then là một loại hình diễn xướng âm nhạc tín ngưỡng dân gian, có nội dung thuật lại cuộc hành trình của con người lên thiên giới cầu xin trời ban cho những điều may mắn và một cuộc sống tốt lành. Hát then của người Tày phản ánh chuyện từ đời sống, bản mường, đến tình yêu, ma chay, cưới hỏi… Dịp diễn ra các sự kiện quan trọng của người Tày như: lễ cầu mùa, cầu yên, cấp sắc... bà con dùng tiếng đàn tính để thay lời muốn nói, bày tỏ nỗi niềm. Khi thực hành nghi lễ, người hát then không thể thiếu các dụng cụ như: đàn tính, chùm xóc nhạc, quạt, thẻ âm dương, kiếm.

Đàn tính là nhạc cụ đậm đà bản sắc dân tộc, là cầu nối giữa con người với thế giới tâm linh. Hát then bắt nguồn từ cuộc sống lao động nên thẩm thấu những giá trị văn hóa lâu đời, mang tính nhân văn sâu sắc. Bên cạnh đó, hát then không chỉ giải quyết vấn đề tín ngưỡng mà còn răn dạy con người, ngợi ca những điều tốt đẹp, phê phán thói hư tật xấu, thể hiện tình yêu nam nữ hay ngợi ca tình yêu thiên nhiên, đất nước…

Chị Mông Thị Tâm-thành viên nhỏ tuổi nhất đội-chia sẻ: “Hát then được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ năm 2019. Vì vậy, mình tham gia đội với mong muốn được học hỏi những lời then, điệu tính để góp phần gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc”.

Không chỉ giao lưu, sinh hoạt nội bộ, đội then làng Pơ Nang còn tham gia các sự kiện văn hóa-văn nghệ của địa phương. Mới đây, đội còn biểu diễn tại Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ 2-2023. Đây cũng là cách mà cộng đồng người Tày, Nùng mang nét văn hóa nghệ thuật của dân tộc mình đến với bạn bè gần xa và làm phong phú thêm đời sống văn hóa của quê hương thứ hai.

Có thể bạn quan tâm

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

Rơ Châm Nguyên nặng tình với dân ca Jrai

(GLO)-Nhiều năm qua, người dân làng Kte (xã Ia Phí, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) luôn dành sự yêu mến và kính trọng đối với bà Rơ Châm Nguyên bởi bà biết hát và lưu giữ nhiều bài dân ca của dân tộc Jrai.

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

"Báu vật sống" ở làng Kon Kơ Tu

Nghệ nhân Y Yin (72 tuổi) ở làng Kon Kơ Tu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) cả đời gắn bó với khung dệt. Bà được xem là “báu vật sống” của làng khi sở hữu kỹ năng dệt điêu luyện và năng khiếu “kể chuyện” trên thổ cẩm.
Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Tấm lòng người làm lồng đèn truyền thống

Sau những gian hàng lồng đèn ồn ào, tấp nập mùa Trung thu là bao năm thao thức thầm lặng của các nghệ nhân, miệt mài, tỉ mỉ với từng công đoạn để thế hệ nào cũng có ký ức đẹp về những đêm trăng vàng với chiếc lồng đèn truyền thống rực rỡ trên tay.
Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Nghệ nhân 80 tuổi giữ nghề làm đèn ông sao

Khung tre được uốn nắn tỉ mỉ, bọc bên ngoài là tấm giấy đầy màu sắc rực rỡ, nghệ nhân Trần Thanh Tùng (80 tuổi, thôn Thu Xà, xã Nghĩa Hòa, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) làm thành những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống.
Thương lắm, nhà Rông…

Thương lắm, nhà Rông…

Đó là một trong những ngôi nhà Rông cổ và đẹp nhất nhì xứ này còn giữ lại hầu như nguyên vẹn ét xưa cũ trên cao nguyên. Nhưng ngọn lửa đã đốt trụi những gì tinh túy nhất của làng. Ngọn lửa bốc lên cháy rực bỏng rát trong tim của mỗi người làng một nỗi đau nhưng nhức.
Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Báo ân trọn vẹn mùa Vu Lan

Nói đến Vu Lan chính là nói đến tinh thần báo hiếu báo ân, tinh thần cứu độ của đạo Phật. Nhưng báo hiếu, tri ân theo tinh thần Phật pháp không phải là sa đà cầu cúng, đốt vàng mã theo kiểu “trần sao âm vậy” như tục lệ dân gian.