Cần loại bỏ quan niệm môn chính, môn phụ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Vừa qua, hàng trăm phụ huynh tại TP. Pleiku đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố làm rõ việc cô giáo dạy Âm nhạc ở Trường Tiểu học Cù Chính Lan đánh giá không đúng năng lực của học sinh. Sự việc này đã nhận được nhiều ý kiến, phần đa đồng tình cho rằng cách đánh giá của cô giáo không khách quan, thực chất.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng nhiều phụ huynh và học sinh vẫn còn tư tưởng xem nhẹ môn vốn được “ngầm” hiểu là môn phụ như: Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất, Giáo dục công dân…

Rất đông phụ huynh học sinh bức xúc đối với cách giảng dạy, đánh giá xếp loại của cô giáo dạy môn Âm nhạc Nguyễn Đỗ Thị Bảo Trân. Ảnh: Quang Tấn

Rất đông phụ huynh học sinh bức xúc đối với cách giảng dạy, đánh giá xếp loại của cô giáo dạy môn Âm nhạc Nguyễn Đỗ Thị Bảo Trân. Ảnh: Quang Tấn

Bạn tôi là con nhà võ. Ngay từ nhỏ, bạn đã gắn bó, tập luyện và yêu quý võ thuật. Hăm hở mang tình yêu ấy đăng ký thi vào Khoa Giáo dục thể chất tại một trường đại học, bạn mong muốn trở thành giáo viên dạy thể dục trong khi phần đông bạn đồng trang lứa chọn các ngành: Tài chính-Ngân hàng, Kế toán-Kiểm toán hay Kinh tế đối ngoại... Không ít lần, bạn tôi chạnh lòng khi phải nghe điều không hay đến từ những người vốn chỉ coi Giáo dục thể chất là môn học phụ. Với quyết tâm gắn bó với con đường đã chọn, bạn tôi đã nỗ lực xóa mờ ranh giới môn chính với môn phụ, sáng tạo trong giảng dạy, truyền cảm hứng cho học sinh trong mỗi tiết học, tạo hứng thú để các em hiểu tầm quan trọng của việc rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể chất. Cũng nhờ vậy mà bạn tôi dần vượt qua những định kiến, được học sinh quý mến. Bạn còn tìm được những “hạt giống” tốt để gầy dựng cho môn võ Vovinam tại ngôi trường mà mình đang công tác.

Suốt một thời gian dài, việc đánh giá, xếp loại học sinh cuối năm, nhất là bậc THCS và THPT được tính bằng điểm trung bình tất cả các môn học. Để đạt danh hiệu học sinh giỏi, tiên tiến, học sinh cũng cần đáp ứng tiêu chuẩn riêng đối với môn Toán, Ngữ văn. Cùng với đó, việc sắp xếp môn thi tốt nghiệp THPT và khối thi đại học để xét tuyển vào các ngành học cũng vô tình đem lại tư tưởng “nhất bên trọng, nhất bên khinh” trong phụ huynh và học sinh đối với các môn học. Các khối ngành Kinh tế ưu tiên khối A với Toán-Vật lý-Hóa học hay khối D với Toán-Ngữ văn-Ngoại ngữ, khối ngành Y-dược là B với Toán-Hóa học-Sinh học, các ngành học xã hội là khối C với Ngữ văn-Lịch sử-Địa lý. Bóng dáng của các môn: Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục thể chất khá mờ nhạt và chỉ xuất hiện trong các bài thi xét vào các khối ngành thuộc năng khiếu như: Thanh nhạc, Kiến trúc, Hội họa. Và cách đây khoảng hơn 1 thập kỷ, khối ngành này vẫn chưa được nhiều phụ huynh và học sinh... để mắt đến. Cũng bởi vậy mà khi Giáo dục công dân trở thành một môn thi trong tổ hợp môn Khoa học xã hội tại kỳ thi tốt nghiệp THPT thì nhiều người không khỏi ngỡ ngàng.

Trong rất nhiều ý kiến, có phụ huynh chỉ ra rằng, phần đa những học sinh xin được học bổng du học thường được đánh giá rất cao ở các môn năng khiếu như: Âm nhạc, chơi thể thao hay tinh thần tham gia các hoạt động xã hội. Đó là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định học sinh có được nhận vào học hay không, bên cạnh điểm số. Vì thế, tư tưởng môn chính, môn phụ cũng nên dần được loại bỏ. Năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh THCS và THPT. Đây là sự đổi mới của giáo dục khi xem các môn học công bằng như nhau để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Không còn môn này “gánh” điểm cho môn khác, các môn đều công bằng như nhau. Điều này sẽ giúp học sinh được thoải mái theo đuổi môn học thế mạnh cũng như có lựa chọn ngành nghề phù hợp với tố chất của mình.

Dù vậy, “tàn dư” của tư tưởng môn chính, môn phụ vẫn còn. Để giải quyết triệt để, thiết nghĩ, ngoài sự đổi mới trong phương pháp đánh giá, xếp loại thì mỗi giáo viên bộ môn cũng cần năng động, sáng tạo trong cách giảng dạy nhằm tạo hứng thú, khơi dậy niềm đam mê, yêu thích của các em học sinh. Cùng với đó, cha mẹ nên định hướng, khuyến khích con chọn ngành học thay vì áp đặt theo suy nghĩ của mình. Điều đó cũng giúp con cái nhận ra tố chất, sự yêu thích của mình đối với từng môn học để có những lựa chọn phù hợp hơn cho tương lai.

Có thể bạn quan tâm

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Tìm thầy cho bóng đá Việt

Hôm qua 3-5, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) đã chính thức công bố HLV người Hàn Quốc Kim Sang-sik sẽ dẫn dắt đội tuyển quốc gia và U23 nam trong thời hạn gần 2 năm với các mục tiêu cụ thể tại AFF Cup 2024 và SEA Games 2025.
Giải nhiệt cho đô thị

Giải nhiệt cho đô thị

Hầu hết các đô thị ở phía nam hiện đang rất bức bối với các ngày nắng nóng cực đoan, khi mà nhiều nơi nhiệt độ không khí ngoài đường phố có lúc ghi nhận lên đến 44 - 45 độ C.
Nghịch lý về điện

Nghịch lý về điện

Giữa mùa nắng nóng, đang phập phồng lo cúp điện vì quá tải, thiếu nguồn thì nghe đề xuất của Bộ Công Thương về việc mua điện mặt trời áp mái với giá 0 đồng.
Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Xây dựng thị trường lao động chất lượng

Ngày Quốc tế Lao động 1-5 là dịp để chúng ta ôn lại lịch sử đấu tranh, xây dựng và trưởng thành của giai cấp công nhân; khẳng định vị trí, vai trò cùng những đóng góp to lớn của giai cấp công nhân và người lao động (NLĐ) cho sự phát triển của kinh tế - xã hội.
Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.