Tai nạn đường sắt Ấn Độ làm 233 người chết, hơn 900 người bị thương

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)-Ngày 3/6, giới chức Ấn Độ cho biết số người thương vong trong vụ hai tàu chở khách đâm nhau tại bang Odisha đã tăng lên 233 người thiệt mạng và 900 người bị thương, khiến đây trở thành vụ tai nạn đường sắt có nhiều người chết nhất trong hơn một thập kỷ tại nước này.
Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Reuters

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh: Reuters

Theo Reuters, vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng ở bang Odisha phía đông Ấn Độ xảy ra vào khoảng 19 giờ ( giờ địa phương) ngày 2/6.

Tàu Howrah Superfast Express, chạy từ thành phố Bangalore (thuộc bang Karnataka) đến Howrah (bang Tây Bengal), đã trật bánh và va chạm với tàu Coromandel Express, chạy từ thành phố Kolkata (bang Tây Bengal) đến Chennai (bang Tamil Nadu).

Trên Twitter, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nói các hoạt động cứu hộ tiếp tục diễn ra và những người bị ảnh hưởng đang được "hỗ trợ bằng mọi cách có thể". Hàng trăm thanh niên xếp hàng bên ngoài một bệnh viện công ở Soro, Odisha để hiến máu.

Ấn Độ có khoảng 126.000 km đường ray, là nước sở hữu mạng lưới đường sắt lớn thứ tư trên thế giới. Năm 2016, 146 người thiệt mạng và hơn 200 người bị thương khi một đoàn tàu trật bánh ở bang Uttar Pradesh phía bắc. Năm 2005, ít nhất 77 người thiệt mạng trong vụ tai nạn ở đường sắt ở bang Andhra Pradesh phía nam.

Vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng nhất ở Ấn Độ xảy ra năm 1981 khi 7 toa tàu của một đoàn tàu đã trật bánh và rơi xuống sông trong bão, làm chết ít nhất 800 người. Các vụ tai nạn năm 1995 gần Delhi và năm 1999 gần Kolkata cũng làm hàng trăm người thiệt mạng.

Có thể bạn quan tâm

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

TP. HCM: Bắt đầu công bố hết dịch sởi

Sáng 27-3, Sở Y tế TPHCM cho biết, hiện có 22 phường, xã thuộc Quận 1, 4 và huyện Củ Chi đủ điều kiện công bố hết dịch sởi, Sở Y tế đã có báo cáo và đề nghị UBND TPHCM ban hành quyết định công bố hết dịch sởi tại các phường xã này theo quy định.

Bác sĩ khám bệnh cho chị Ksor Hlai (làng Chan, xã Ia Pnôn, huyện Đức Cơ). Ảnh: N.N

Bệnh lao tiềm ẩn trong cộng đồng

(GLO)- Mỗi năm, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện khoảng 700 bệnh nhân lao. Hiện vẫn còn khoảng 40% bệnh nhân lao tiềm ẩn trong cộng đồng, là nguồn lây lan bệnh nếu không kịp thời điều trị. Ngoài ra, số bệnh nhân lao kháng thuốc gia tăng đang là gánh nặng trong công tác phòng-chống lao tại tỉnh.

Bác sĩ Khoa Nội-Nhi-Nhiễm (Trung tâm Y tế TP. Pleiku) thăm khám cho bệnh nhi mắc sốt xuất huyết. Ảnh: N.N

Bệnh truyền nhiễm diễn biến phức tạp

(GLO)- Từ đầu năm 2025 đến nay, tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn tỉnh Gia Lai diễn biến phức tạp, đặc biệt là bệnh sởi. Ngoài ra, năm nay còn được dự báo chu kỳ sốt xuất huyết có nguy cơ lây lan thành dịch. Trước tình hình đó, ngành Y tế đã chủ động tăng cường các biện pháp phòng ngừa.

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng chống bệnh sởi

5 khuyến cáo của Bộ Y tế đưa ra phòng-chống bệnh sởi

(GLO)- Theo thống kê của Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 40.000 trường hợp nghi sởi, 5 trường hợp tử vong liên quan đến sởi; số trường hợp nghi sởi ghi nhận cao nhất tại khu vực miền Nam (57%), miền Trung (19,2%), miền Bắc (15,1%), Tây Nguyên (8,7%).