Giải quyết “gốc rễ” bạo lực học đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sự việc nam sinh đang học lớp 10, Trường THPT Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 11, TPHCM) bị một học sinh cùng trường đánh đến mức nhập viện với chẩn đoán nứt xương trán, nhiều chỗ trên người bầm dập, phù nề, hai mắt thâm đen một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực học đường đang gia tăng.

Đáng nói, khi nam sinh này bị đánh, một nhóm 8 học sinh khác đứng nhìn mà không hề có sự can ngăn. Tường trình của các em khiến không ít phụ huynh, giáo viên giật mình lo lắng trước sự vô cảm và xu hướng bạo lực gia tăng ở lứa tuổi học trò.

Trước đó, tại một trường THCS ở quận Tân Phú (TPHCM), một phụ huynh có con đang học lớp 6 phải nhiều lần gặp giáo viên chủ nhiệm và ban giám hiệu vì con bị nhiều bạn trong lớp lập tài khoản TikTok nói xấu, đồng loạt tẩy chay khiến bé sợ hãi khi đến trường. Khi được thầy cô nhắc nhở, nhiều học sinh từng tham gia nói xấu cho biết “con thấy vui nên bắt chước bạn làm theo”… Ở lứa tuổi 12, các em chưa hiểu hết mức độ nghiêm trọng của việc hùa theo, gián tiếp tham gia vào các hành vi bạo lực học đường. Nếu không được thầy cô và cha mẹ kịp thời định hướng, thói quen bạo lực được bình thường hóa, trở thành mối đe dọa lớn đối với việc phát triển hành vi và nhân cách của học sinh.

Hiện nay, trách nhiệm giáo dục học sinh được giao cho nhà trường, cụ thể là giáo viên chủ nhiệm phải theo sát việc học tập lẫn giao tiếp, ứng xử của học sinh. Tuy nhiên, thầy cô giáo không thể ở bên cạnh học sinh 24/24 giờ mà cần sự đồng hành, phối hợp của gia đình cũng như các tổ chức đoàn thể mà học sinh tham gia. Đặc biệt, khi xử lý các vụ việc học sinh tham gia bạo lực học đường, các hình thức xử phạt nặng (như buộc thôi học, kỷ luật hạ hạnh kiểm, viết kiểm điểm) thôi chưa đủ mà cần kết hợp nhiều biện pháp khác như tìm hiểu tâm tư, tình cảm của học sinh, giúp các em nhận ra tác hại của hành vi bạo lực, tạo điều kiện cho học sinh tham gia các hoạt động xã hội vì cộng đồng để hiểu được giá trị của sự chia sẻ.

Có thể bạn quan tâm

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
Ba trụ cột và 3 hành động

Ba trụ cột và 3 hành động

Một khảo sát về môi trường công vụ, điều kiện làm việc và kỳ vọng của cán bộ, công chức, viên chức TPHCM vừa được Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố thực hiện trên 12.869 phiếu đối với công chức, 76.601 phiếu đối với viên chức.
Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Kiểm soát trí tuệ nhân tạo

Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI) trong những năm gần đây đã chứng kiến nhiều tiến bộ đáng kinh ngạc, từ việc tối ưu hóa quy trình công nghiệp đến việc tạo ra các hệ thống tương tác thông minh có khả năng học hỏi và phát triển theo thời gian.