Một ô tô ở Việt Nam sau 20 năm sử dụng, số lần đăng kiểm gấp 4 lần nhiều nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Với 20 năm sử dụng, một chiếc xe ô tô ở Việt Nam đang phải “chịu” kiểm định tới 36 lần. Trong khi đó ở Nhật Bản, Hàn Quốc, hay EU chỉ phải đăng kiểm 9 lần.
Kiểm định quá nhiều, quá dày đang gây ra những phí tổn xã hội, cả về thời gian, tiền bạc và chi phí cơ hội rất không cần thiết. Ảnh: Hữu Chánh

Kiểm định quá nhiều, quá dày đang gây ra những phí tổn xã hội, cả về thời gian, tiền bạc và chi phí cơ hội rất không cần thiết. Ảnh: Hữu Chánh

Tin rất mừng và rất đáng hoan nghênh là Bộ Giao thông vận tải đã kiến nghị Chính phủ loạt giải pháp có lợi nhất cho dân là đề xuất miễn kiểm định lần đầu có điều kiện đối với xe mới. Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cũng đang yêu cầu Cục Đăng kiểm Việt Nam lấy ý kiến về việc đăng kiểm ô tô theo thời gian hay theo số km thực tế sử dụng.

Đúng là một chiếc xe ở Việt Nam như đang phải chịu “kiếp nạn” vậy. Bởi dù mới tinh, chưa hề lăn bánh, đảm bảo các tiêu chuẩn Mỹ, EU... nhưng vẫn buộc phải kiểm định trước khi được phép lăn bánh. Chỉ 30 tháng sau, sẽ tới hạn kiểm định, với chu kỳ chỉ còn 18 tháng. Từ năm thứ 7, chu kỳ kiểm định rút xuống còn 12 tháng, rồi 6 tháng kể từ năm thứ 12. Và đến năm thứ 15, cứ mỗi 3 tháng là xe buộc phải kiểm định.

Một chu kỳ cực ngắn, một mật độ có lẽ là dày nhất thế giới.

Ông Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia đặt ra vấn đề phải thay đổi chu kỳ kiểm định ở Việt Nam ở cả 3 khía cạnh: Ý thức của dân hiện đã rất “quan tâm điều kiện an toàn của xe”; Chất lượng mặt bằng chung của các phương tiện đều tốt lên. Và việc thay đổi chu kỳ kiểm định theo hướng kéo dài là còn để “giống nhiều nước trên thế giới”.

Chẳng hạn trong khi một chiếc xe 20 năm sử dụng ở Việt Nam phải đăng kiểm tới 36 lần thì ở Singapore chỉ phải kiểm định 15 lần, trong khi ở Nhật Bản, Hàn Quốc, hay EU chỉ phải đăng kiểm 9 lần.

Xe ở Nhật, Hàn Quốc hay EU phải đăng kiểm ít lần hơn, không phải do chất lượng xe tốt hơn, bảo hành bảo dưỡng tốt hơn, mà là do chính sách đăng kiểm. Chẳng hạn một chiếc xe chỉ phải kiểm định lần đầu sau tới 4 năm kể từ khi mua mới, sau đó kiểm định theo chu kỳ mỗi 2 năm/lần.

Kiểm định quá nhiều, quá dày đang gây ra những phí tổn xã hội, cả về thời gian, tiền bạc và chi phí cơ hội rất không cần thiết.

Thật ra, đã từng nhiều đề xuất về việc nên đăng kiểm ô tô theo quãng đường. Nhưng đại diện Bộ Giao thông vận tải cũng từng lo ngại “có thể can thiệp được vào đồng hồ công tơ mét”.

Có lẽ, chúng ta phải đặt niềm tin vào người dân và cũng có đầy đủ phương tiện kỹ thuật, đủ chế tài pháp luật để “kiểm định” niềm tin ấy. Chứ không thể vì một nguy cơ “ăn gian” hoặc có, hoặc không thể xảy ra mà để tình trạng đăng kiểm quá dày, quá bất hợp lý như thế tồn tại mãi.

Có thể bạn quan tâm

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi

Chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về việc các trường tiểu học, THCS triển khai dạy học 2 buổi mỗi ngày không thu phí từ năm học 2025 - 2026 thực sự là thông tin mang lại 'niềm vui nhân đôi' với phụ huynh cả nước.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Thể chế minh bạch

Thể chế minh bạch

Chính phủ sẽ phải nỗ lực nhiều hơn trong việc xây dựng thể chế, pháp luật nâng cao hiệu quả từ chi tiêu công đến hoạt động kiến tạo để doanh nghiệp phát triển.

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Hiệu quả từ tinh gọn bộ máy

Việc triển khai tinh gọn bộ máy đang mang lại nhiều hiệu quả to lớn, cụ thể trong khuôn khổ bài viết này là hiệu quả từ đề xuất chuyển quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu (sổ đỏ) cho người dân về cấp xã của Sở TN-MT TP.HCM.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...