Sợ sa lưới pháp luật, 'thầy' bắt ma Cao Anh xin trả lại tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Không còn ngạo nghễ chửi bới bôi nhọ báo chí, không còn tự xưng là thầy bắt ma và thanh minh cho hoạt động mê tín dị đoan của mình, "thầy" Cao Anh xuống nước xin trả lại tiền.
Linh Quang Điện của Cao Anh đóng cửa sau khi bị Báo Lao Động phanh phui. Ảnh: Nhóm PV

Linh Quang Điện của Cao Anh đóng cửa sau khi bị Báo Lao Động phanh phui. Ảnh: Nhóm PV

Mấy ngày qua, nhân viên của Cao Anh đã liên lạc với các nạn nhân, xin được trả lại tiền, vì lý do còn có ý kiến trái chiều.

Một nạn nhân từng đưa con đến Linh Quang Điện để nhờ Cao Anh xem tử vi đã nhận được điện thoại của người tự xưng tên là Linh, em của Cao Anh, xin trả lại số tiền 11 triệu đồng. Người tên Linh nói: "Nếu gia đình chưa hài lòng thì bên cháu gửi tiền lại cho gia đình mình".

Nhiều nạn nhân khác cũng được nhân viên của Cao Anh liên lạc, trao đổi nội dung tương tự, xin trả lại tiền. Kể cả khi nạn nhân chưa đồng ý thì họ cũng chuyển tiền, vì trước đó họ đã có thông tin tài khoản của các nạn nhân.

Những người mà nhân viên của Cao Anh liên lạc trả lại tiền đều là nạn nhân được Báo Lao Động nêu để làm nhân chứng. Nhưng còn hàng trăm nạn nhân khác thì sao, Linh Quang Điện, Cao Anh có trả lại tiền cho họ không?

Những người đội lễ từ vài chục triệu đồng đến trăm triệu đồng, ai trả lại tiền cho họ?

Tại sao những người từng bị lừa không tìm đến cơ quan chức năng, tố cáo hành vi lừa đảo của Cao Anh, đưa chứng cứ số tiền đã trả cho Linh Quang Điện. Đòi Cao Anh phải trả lại tiền cho họ, cũng như đã trả cho những người vừa nêu trên.

Biết sợ pháp luật nên mới chủ động trả lại tiền, nhưng trả lại tiền có phải là cách Cao Anh tránh bị cơ quan chức năng điều tra về các dấu hiệu lừa đảo, hành nghề mê tín dị đoan hay không?

Xin thưa hai việc khác nhau. Trả lại tiền có thể được ghi nhận khắc phục hậu quả, nhưng nếu có chứng cứ xác định hành vi vi phạm pháp luật thì phải xử lý theo pháp luật.

Báo Lao Động ngày 2.3 đăng bài "Thầy" Cao Anh đóng cửa Linh Quang Điện, “cửa” pháp luật có mời ông vào?", đặt vấn đề rằng, tại sao Công ty kinh doanh bói toán này hoạt động rầm rộ, công khai và có dấu hiệu mê tín dị đoan như vậy nhưng chính quyền địa phương không biết? Và, các cơ quan chức năng chắc chắn có đủ bằng chứng và đủ thẩm quyền để có thể xử lý những người trục lợi tâm linh, hành nghề mê tín dị đoan trên nỗi đau của người khác.

Tự xưng là "nghệ nhân quốc gia", không biết nghệ nhân bắt ma hay nghệ nhân lừa đảo. Dấu hiệu vi phạm pháp luật đã rõ, nhưng cho đến nay, Cao Anh vẫn chưa bị pháp luật sờ gáy.

Có thể bạn quan tâm

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.
Thiết chế văn hóa cộng đồng

Thiết chế văn hóa cộng đồng

Từ giữa tháng 3.2024, dù chỉ mới hoạt động thử nghiệm, chưa hoàn thiện bàn giao, nhưng nhiều người vẫn chờ đợi suốt nhiều giờ để chờ xem nhạc nước tại quảng trường 29.3 (đường 2.9, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng).
Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Văn hóa ứng xử khi va chạm giao thông

Va chạm giao thông là điều không ai mong muốn song có thể xảy ra với bất kỳ ai trên đường. Tuy nhiên, điều đáng nói là cách ứng xử giữa những người tham gia giao thông với nhau khi xảy ra những tình huống như vậy để không dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.