Sợ sa lưới pháp luật, 'thầy' bắt ma Cao Anh xin trả lại tiền

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Không còn ngạo nghễ chửi bới bôi nhọ báo chí, không còn tự xưng là thầy bắt ma và thanh minh cho hoạt động mê tín dị đoan của mình, "thầy" Cao Anh xuống nước xin trả lại tiền.
Linh Quang Điện của Cao Anh đóng cửa sau khi bị Báo Lao Động phanh phui. Ảnh: Nhóm PV

Linh Quang Điện của Cao Anh đóng cửa sau khi bị Báo Lao Động phanh phui. Ảnh: Nhóm PV

Mấy ngày qua, nhân viên của Cao Anh đã liên lạc với các nạn nhân, xin được trả lại tiền, vì lý do còn có ý kiến trái chiều.

Một nạn nhân từng đưa con đến Linh Quang Điện để nhờ Cao Anh xem tử vi đã nhận được điện thoại của người tự xưng tên là Linh, em của Cao Anh, xin trả lại số tiền 11 triệu đồng. Người tên Linh nói: "Nếu gia đình chưa hài lòng thì bên cháu gửi tiền lại cho gia đình mình".

Nhiều nạn nhân khác cũng được nhân viên của Cao Anh liên lạc, trao đổi nội dung tương tự, xin trả lại tiền. Kể cả khi nạn nhân chưa đồng ý thì họ cũng chuyển tiền, vì trước đó họ đã có thông tin tài khoản của các nạn nhân.

Những người mà nhân viên của Cao Anh liên lạc trả lại tiền đều là nạn nhân được Báo Lao Động nêu để làm nhân chứng. Nhưng còn hàng trăm nạn nhân khác thì sao, Linh Quang Điện, Cao Anh có trả lại tiền cho họ không?

Những người đội lễ từ vài chục triệu đồng đến trăm triệu đồng, ai trả lại tiền cho họ?

Tại sao những người từng bị lừa không tìm đến cơ quan chức năng, tố cáo hành vi lừa đảo của Cao Anh, đưa chứng cứ số tiền đã trả cho Linh Quang Điện. Đòi Cao Anh phải trả lại tiền cho họ, cũng như đã trả cho những người vừa nêu trên.

Biết sợ pháp luật nên mới chủ động trả lại tiền, nhưng trả lại tiền có phải là cách Cao Anh tránh bị cơ quan chức năng điều tra về các dấu hiệu lừa đảo, hành nghề mê tín dị đoan hay không?

Xin thưa hai việc khác nhau. Trả lại tiền có thể được ghi nhận khắc phục hậu quả, nhưng nếu có chứng cứ xác định hành vi vi phạm pháp luật thì phải xử lý theo pháp luật.

Báo Lao Động ngày 2.3 đăng bài "Thầy" Cao Anh đóng cửa Linh Quang Điện, “cửa” pháp luật có mời ông vào?", đặt vấn đề rằng, tại sao Công ty kinh doanh bói toán này hoạt động rầm rộ, công khai và có dấu hiệu mê tín dị đoan như vậy nhưng chính quyền địa phương không biết? Và, các cơ quan chức năng chắc chắn có đủ bằng chứng và đủ thẩm quyền để có thể xử lý những người trục lợi tâm linh, hành nghề mê tín dị đoan trên nỗi đau của người khác.

Tự xưng là "nghệ nhân quốc gia", không biết nghệ nhân bắt ma hay nghệ nhân lừa đảo. Dấu hiệu vi phạm pháp luật đã rõ, nhưng cho đến nay, Cao Anh vẫn chưa bị pháp luật sờ gáy.

Có thể bạn quan tâm

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Ngẫm về những 'video rác' từ AI

Bộ phim Lời nguyền dưới ánh trăng của đạo diễn Phạm Vĩnh Khương đang thu hút sự chú ý đặc biệt, không hẳn vì đây là tác phẩm khoa học viễn tưởng đầu tiên tại VN được tạo hoàn toàn từ AI mà còn bởi kinh phí khiêm tốn: chỉ hơn một chỉ vàng và thực hiện vỏn vẹn trong 72 giờ.

Vì một nền thương mại sạch

Vì một nền thương mại sạch

Lực lượng chức năng triệt phá các đường dây buôn lậu, kinh doanh hàng gian hàng giả với quy mô lớn; hàng loạt vụ vứt bỏ hàng hóa nghi hàng gian, hàng giả; nhiều người nổi tiếng, có ảnh hưởng trên mạng xã hội sa lưới luật pháp vì trốn thuế, kinh doanh hàng kém chất lượng…

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

(GLO)-Đó là câu hỏi mà Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra tại buổi làm việc với Đảng ủy MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vào sáng 23-6 khi có một bộ phận cán bộ băn khoăn, day dứt vì thực hiện sắp xếp các tổ chức Mặt trận, đoàn thể nói riêng và sắp xếp, sáp nhập bộ máy hệ thống chính trị nói chung.

null